Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bài học của gen Y khi làm sếp gen Z

Gen Y gặp nhiều thách thức khi quản lý gen Z nhưng họ cũng học được nhiều điều mới mẻ từ nhân viên trẻ tuổi của mình.

Gen Z cởi mở và thẳng thắn trong nhiều vấn đề, kể cả các vấn đề liên quan công việc. Ảnh: SCMP.

"Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng nhiều điều về nơi làm việc tôi học được chỉ bằng cách noi gương những người xung quanh. Không ai nói cho tôi biết tôi phải mặc gì khi đi gặp khách hàng, tôi nên làm gì trong cuộc họp. Tôi đã làm theo sự dẫn dắt của sếp", một quản lý gen Y tâm sự về những ngày khi còn làm nhân viên.

Nhưng đối với nhiều lao động gen Z, không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người gia nhập thị trường lao động trong thời kỳ đại dịch, làm việc từ xa hoặc làm việc kết hợp khiến họ gặp khó khăn trong việc kết nối hoặc được sếp chỉ dạy tận tình.

Nhà quản lý gen Y nói trên, người quản lý nhóm nhân viên gồm một số gen Z, nhắc nhở gen Z đừng đến gặp sếp để phàn nàn ngay khi gặp phải những dấu hiệu rắc rối. Sếp tồn tại để giúp bạn giải quyết vấn đề, nhưng chỉ sau khi bạn đã tự thử giải quyết vấn đề.

Chia sẻ với Insider, người quản lý này cho biết thách thức lớn nhất khi quản lý gen Z là các bạn có nhiều cảm xúc liên quan công việc. Các bạn thiếu tự tin khi đối phó với những thách thức hàng ngày như deadline, vấn đề cá nhân và tiếp nhận ý kiến đóng góp. Gen Z thường bộc lộ cảm xúc khi đối diện với những vấn đề này.

Tuy nhiên, quản lý gen Y này nói rằng gen Z đã dạy cô nhiều điều. Là một người mẹ, vị quản lý được gen Z truyền cảm hứng và sức mạnh về việc thiết lập ranh giới xung quanh công việc.

Nhóm nhân viên của vị quản lý có một chàng trai là gen Z. Chàng trai này thường xuyên đến gặp cô để nhờ hỗ trợ các vấn đề cá nhân. Một mặt, quản lý hoan nghênh việc chàng trai sẵn lòng chia sẻ cảm xúc và cô rất ngạc nhiên khi nhân viên gen Z của mình thoải mái nói ra cảm xúc của bản thân. Mặt khác, với tư cách là sếp, cô không thể giúp nhân viên mọi chuyện, nhiệm vụ của cô chỉ liên quan những vấn đề thuộc về công việc.

Đưa ra phản hồi tinh tế hơn cũng là một điều người quản lý gen Y học được từ nhân viên gen Z. Họ cũng dạy cô về ranh giới giữa công việc và cuộc sống, về việc ưu tiên cuộc sống cá nhân.

Ban đầu, quản lý bị sốc trước sự thẳng thắn của nhân viên gen Z về điều này. Nhân viên của cô từ chối nghe điện thoại vào sáng sớm và sẽ rời xa mọi thứ liên quan công việc khi đã tan ca về nhà.

"Khi ở bằng tuổi họ, tôi từng cảm thấy tội lỗi nếu làm giống như vậy. Tôi thường bắt chước người khác, nếu sếp và đồng nghiệp tan ca muộn, tôi cũng làm như vậy. Nhưng hiện tại, tôi bắt đầu chấp nhận sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tôi có con nhỏ và không muốn bỏ lỡ thời gian ở cạnh con. Vì thế, vào cuối ngày làm việc, tôi sẽ nghỉ ngơi", vị quản lý chia sẻ.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Thế hệ từ bỏ ở nơi làm việc

Gen Z bị gắn mác là những người không trung thành vì thường xuyên nhảy việc. Nhưng thực tế, các công ty lại không làm đúng hứa hẹn ban đầu, khiến người lao động chán nản và rời đi.

Thái An

Bạn có thể quan tâm