Báo cáo được Ngân hàng Thế giới thực hiện dựa trên khảo sát khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tập trung vào triển vọng tăng trưởng và tốc độ hồi phục khác nhau của các quốc gia sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Về mặt kinh tế, báo cáo cho biết trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch. Tổ chức này dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,1% trong năm nay. Con số này đối với Trung Quốc là 8,1%.
Ở chiều ngược lại, nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực ghi nhận đà giảm 5% so với mức trước khi có dịch Covid-19. Báo cáo chỉ ra rằng các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hoặc du lịch sẽ khó có thể đạt được mức tăng trưởng dù chỉ khiêm tốn trong năm nay.
![]() |
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% trong năm 2021. Ảnh: Việt Linh. |
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 4,4% trong năm 2021. Con số này đối với Indonesia là 4,4%, Malaysia là 6%. Hai nước này có khả năng sẽ trở lại mức tăng trưởng như trước khi có dịch Covid-19.
Riêng Thái Lan và Philippines, đà tăng trưởng được dự báo vẫn còn ì ạch cho tới năm 2022, lần lượt ở mức 3,4% và 5,5%.
Đối với Myanmar - quốc gia đang chịu tác động nặng nề bởi chính biến xảy ra hồi tháng 2 - Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế có khả năng giảm tới 10% trong năm 2021. Con số này trái ngược hoàn toàn so với mức tăng 2% được tổ chức này dự báo vào tháng 12 năm ngoái.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhóm doanh nghiệp từ vừa và nhỏ cho tới siêu nhỏ phải chịu thiệt hại nặng hơn so với các doanh nghiệp lớn khi dịch Covid-19 nổ ra. Sự sụt giảm doanh số bán hàng cho tới các biện pháp cắt giảm nguồn nhân lực đã khiến doanh thu của nhóm này bốc hơi 33%. Đối với các tổ chức lớn, mức giảm là 25%.
Gói kích thích khổng lồ của chính phủ Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ mang tới tương lai tươi sáng hơn cho nền kinh tế thế giới. Các chương trình tiêm chủng được mở rộng cũng như kế hoạch triển khai hộ chiếu vaccine ở nhiều nước có thể gỡ nút thắt cho ngành du lịch và thương mại toàn cầu.
Vì sao giá cổ phiếu các tập đoàn công nghệ Trung Quốc lao dốc
Giá cổ phiếu các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Baidu sụt giảm mạnh vì nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ.
Quản lý thị trường vào cuộc vụ Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá
Cơ quan quản lý đã có văn bản đề nghị Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM xem xét, giải quyết phản ánh TikToker Võ Hà Linh có dấu hiệu bán hàng phá giá.
Quốc Cường Gia Lai sắp đổi tên, mục tiêu lãi 300 tỷ
Quốc Cường Gia Lai kỳ vọng đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 300 tỷ nhờ vào dự án Marina Đà Nẵng, thoái vốn thủy điện và bán hàng tồn kho.