Theo bảng xếp hạng mới nhất do Heritage Foundation đưa ra, Việt Nam ghi nhận lần đầu tiên lọt nhóm các nền kinh tế có chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình với 61,7 điểm. Với điểm số này, Việt Nam cũng đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế tự do.
So với bảng xếp hạng năm ngoái, Việt Nam đã tăng 2,9 điểm và tăng 15 bậc. Nguyên nhân chỉ số này của nền kinh tế Việt Nam thăng hạng là do tình hình tài chính trong nước được cải thiện.
Nếu xét trong nhóm 40 nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chỉ số này, Việt Nam cũng đứng thứ 17 và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
Theo Heritage Foundation, thứ bậc xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.
![]() |
Việt Nam xếp thứ 17 trong 40 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chỉ số tự do kinh tế. Ảnh: T.L. |
Chỉ số tự do kinh tế do Heritage Foundation đo lường dựa trên 12 yếu tố định lượng và định tính của một nền kinh tế và được nhóm thành 4 trụ cột của tự do kinh tế.
Số này bao gồm Nhà nước pháp quyền (quyền tài sản, tính liêm chính của chính phủ, hiệu lực tư pháp); quy mô chính phủ (chi tiêu chính phủ, gánh nặng thuế, sức khỏe tài chính); hiệu quả quản lý (tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ); thị trường mở (tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính).
Mỗi quyền tự do kinh tế trong số 12 quyền thành phần nêu trên được chấm theo thang điểm từ 0 đến 100. Điểm tổng của một nền kinh tế tại một quốc gia được tính bằng mức trung bình của 12 quyền tự do kinh tế kể trên.
Năm nay, danh sách của Heritage Foundation bao gồm 184 nền kinh tế. Trong đó, Singapore tiếp tục duy trì năm thứ 2 liên tiếp là nền kinh tế đứng đầu thế giới về chỉ số tự do với 89,7 điểm.
Ngoài ra, đảo quốc sư tử cũng đứng top 1 trong danh sách 40 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điểm số của nước này cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực và thế giới.
Các nền kinh tế xếp sau ở chỉ số này lần lượt là New Zealand, Australia, Thụy Sĩ và Ireland.
Goldman Sachs: 'Kinh tế Ấn Độ lao dốc 45%, sắp suy thoái tàn khốc'
Theo Goldman Sachs, GDP Ấn Độ rơi tự do 45% trong quý II và nền kinh tế nước này đối mặt với đợt suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ năm 1979.
Hai gánh nặng lớn cản đà phát triển của kinh tế Trung Quốc
Trong quá trình phục hồi từ cuộc khủng hoảng Covid-19, gánh nặng kinh tế vì dân số già hóa và quả bom nợ phình to là hai trong số những vấn đề lớn nhất đeo bám đất nước 1,4 tỷ dân.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 trên 6%
Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố mục tiêu tăng trưởng trên 6% cho năm 2021 khi nước này phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19 năm ngoái.