Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tướng Sudan tuyên bố không đàm phán chừng nào bom vẫn rơi

Tướng Mohamed Hamdan "Hemedti" Dagalo - người đứng đầu nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) - tuyên bố với BBC rằng ông sẽ không đàm phán cho đến khi giao tranh kết thúc.

Người đứng đầu nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) Mohamed Hamdan "Hemedti" Dagalo. Ảnh: Reuters.

Ông Hemedti cho biết các chiến binh của ông bị ném bom “không ngừng” kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn ba ngày được gia hạn, BBC đưa tin ngày 28/4.

“Chúng tôi không muốn phá hủy Sudan”, ông nói và đổ lỗi cho người đứng đầu quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan về bạo lực.

Trước đó, tướng Burhan đã tạm thời đồng ý đàm phán trực tiếp tại Nam Sudan.

Thỏa thuận gia hạn lệnh ngừng bắn là kết quả sau nỗ lực ngoại giao của những quốc gia láng giềng, cũng như Mỹ, Anh và Liên Hợp Quốc.

Phát biểu với BBC qua điện thoại, ông Hemedti cho biết ông sẵn sàng đàm phán, nhưng điều kiện là lệnh ngừng bắn phải được duy trì.

“Hãy chấm dứt hành động gây hấn. Sau đó chúng ta có thể thương lượng”, ông nói.

Ông Hemedti nói rằng ông không có vấn đề cá nhân với ông Burhan. Tuy nhiên, ông coi người đứng đầu quân đội là "kẻ phản bội" vì đã đưa những người trung thành với cựu Tổng thống Omar al-Bashir vào chính phủ.

Ông Hemedti và ông Burhan từng chia sẻ quyền lực lãnh đạo Sudan kể từ khi hai người thực hiện chính biến lật đổ lực lượng dân sự khỏi chính phủ Sudan lâm thời vào năm 2021.

Bạo lực bùng nổ ở Sudan sau khi hai vị tướng quyền lực bất đồng về đề xuất quay trở lại chế độ dân sự, đặc biệt là về khung thời gian đưa 100.000 thành viên RSF gia nhập quân đội.

“Tôi mong muốn có chính phủ dân sự hôm nay - trước ngày mai, một chính phủ dân sự hoàn toàn. Đây là nguyên tắc của tôi”, ông Hemedti tuyên bố.

CNN cho rằng cuộc đụng độ giữa quân đội Sudan và RSF đã được “nuôi dưỡng” từ lâu - đỉnh điểm là việc cộng đồng quốc tế dành nhiều năm để hợp pháp hóa hai đối thủ quân sự với tư cách là các chủ thể chính trị, giao cho họ thực hiện quá trình chuyển đổi dân chủ bất chấp nhiều tín hiệu cho thấy họ không có ý định đó.

Những cuốn sách để hiểu thêm về châu Phi

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về châu Phi, một châu lục có nền văn hóa đa dạng và lịch sử lâu đời, có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Viễn cảnh từ 'thời thuộc địa' trở lại với Sudan

Khi viễn cảnh hai vị tướng nhượng bộ và hòa giải dần mờ nhạt, các nhà ngoại giao và công dân nước ngoài đang lũ lượt tìm cách rời khỏi Sudan một cách vội vã.

Phương Tây đã ‘giao trứng cho ác’ ở Sudan?

Chuyên gia nhận định các cường quốc phương Tây và khu vực đã tính toán sai lầm nghiêm trọng khi tin rằng hai vị tướng quyền lực của Sudan đều sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm