Theo AFP, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định quân đội nước này sẽ tiếp tục hiện diện và thực thi chủ quyền của nước này tại cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong 2 tháng qua.
"Lính biên phòng Trung Quốc sẽ tiếp tục đồn trú và tuần tra tại Doklam. Chúng tôi sẽ thực thi chủ quyền theo thông lệ quốc tế", Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố hôm 29/8.
Bà Hoa cho biết Trung Quốc sẽ cân nhắc "tất cả các yếu tố, bao gồm cả thời tiết, để triển khai các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong tương lai". Bộ Ngoại giao Trung Quốc không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục xây dựng các con đường, vốn bị Ấn Độ và Bhutan phản đối, tại Doklam.
![]() |
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Reuters. |
Hôm 28/8, Ấn Độ khẳng định New Delhi và Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận rút quân khỏi khu vực cao nguyên Doklam. Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ sẽ "tái triển khai nhanh chóng tới Doklam" nếu tranh chấp với Trung Quốc trở nên căng thẳng trở lại.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ hạ nhiệt vài ngày trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có chuyến thăm Trung Quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định động thái rút quân là nỗ lực nhằm duy trì quan hệ ngoại giao Trung - Ấn.
Hồi tháng 6, Bắc Kinh đưa công binh và máy móc cơ giới tiến vào Doklam, vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, để xây dựng các công trình giao thông làm dấy lên căng thẳng tại Nam Á. Ấn Độ sau đó triển khai hàng trăm quân tới khu vực. Trong 2 tháng, binh sĩ hai nước đã có những cuộc đụng độ bằng gậy gộc và gạch đá.
Ấn Độ bất ngờ rút quân khỏi khu vực tranh chấp với Trung Quốc
Chính phủ Ấn Độ bất ngờ yêu cầu quân đội rút khỏi khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc sau cuộc đối đầu kéo dài hai tháng.
Triều Tiên thử tên lửa có thể tấn công THAAD ở Hàn Quốc
Đợt phóng 3 tên lửa đạn đạo hôm 26/8 của Bình Nhưỡng được cho là để thử nghiệm loại rocket phóng loạt tầm xa mới có thể tấn công vào vị trí triển khai THAAD ở Hàn Quốc.
Hàng nghìn dân hoảng sợ chạy trốn bạo loạn ở Myanmar
Hàng nghìn người dân ở tây bắc Myanmar tìm cách chạy trốn sau khi một số người Rohingya tấn công bằng gậy, dao, bom tự chế vào 30 đồn cảnh sát và một căn cứ quân sự.