Vừa qua, một fanpage trên mạng xã hội Facebook chia sẻ bài toán tiểu học với nội dung: "Viết một phép trừ có hiệu bằng số bị trừ?" thu hút 2.000 lượt thích (like) và hàng trăm lượt bình luận.
Bên cạnh việc đưa ra đáp án, có rất nhiều bình luận lại tranh cãi về việc phân biệt vị trí "số trừ" và "số bị trừ" trong phép trừ.
Cãi nhau vì kiến thức tiểu học
Sau khi xem câu hỏi, Facebook Umbala đưa ra bình luận: "Số bị trừ - Số trừ = Hiệu (ví dụ 5-3=2), Số 5 là "số bị trừ", nó trừ xong thì ra số 2. Nếu số bị trừ = hiệu thì chỉ có thể là trừ với 0 mà thôi. Câu này dễ. Chỉ là xem có nhớ lý thuyết hay không thôi".
![]() |
Phép toán được đăng tải trên Facebook. |
Tuy nhiên, nhiều người khác lại đưa ra đáp án: "2-1=1, 4-2=2, ...." hay "4(số trừ) - 2(số bị trừ) = 2(hiệu), cần gì phải trừ 0".
Một bạn khác cũng bình luận "Đã gọi là 'bị' trừ rồi thì làm sao đứng trước được".
Bài đăng thu hút rất nhiều người vào tranh luận. Một luồng ý kiến khẳng định thứ tự đúng là "Số bị trừ - số trừ = hiệu" và luồng ý kiến còn lại cho rằng "Số trừ - số bị trừ = hiệu".
Không khó để đưa ra tài liệu trả lời cho tranh cãi nói trên, tuy nhiên điều lạ là lượng người chọn luồng ý kiến "Số trừ - số bị trừ = hiệu" không hề ít. Trong số họ có nhiều người là sinh viên đại học hoặc đã đi làm.
Vì sao có sự nhầm lẫn?
Theo cô Nguyễn Thanh Hoa, giáo viên trường tiểu học Phú Thượng (Hà Nội), sách giáo khoa Toán lớp 2 (trang 9) của Bộ GD&ĐT đã ghi rõ cách đọc phép tính là "Số bị trừ - số trừ = hiệu". Tuy nhiên, với những người đã quên kiến thức tiểu học, sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu tự suy luận theo cách hiểu của mình..
![]() |
Trang 9, sách giáo khoa Toán lớp 2. |
Các thành phần trong bài toán trừ gồm số trừ, số bị trừ, hiệu số phải được diễn giải như sau:
Ví dụ: 59 – 35 = 24
59 là số bị trừ, 35 là số trừ, 24 là hiệu số
Số bị trừ là gì: Là giá trị bị lấy đi
Số trừ là gì: Là giá trị cần lấy
Hiệu số: Là phần còn lại sau khi lấy đi giá trị ở số bị trừ
Bài toán đơn giản 80% người giải trả lời sai
Những bài toán đơn giản nhất cũng có thể khiến hầu hết người giải đưa ra đáp án sai. Liệu bạn có đủ tỉnh táo để nằm trong số 20% còn lại?
Bài toán đơn giản 80% người giải trả lời sai
7 2
Những bài toán đơn giản nhất cũng có thể khiến hầu hết người giải đưa ra đáp án sai. Liệu bạn có đủ tỉnh táo để nằm trong số 20% còn lại?
Bài toán kinh điển 4 4 4 4 = X
3 1
Bài toán 4 4 4 4 = X là câu đố kinh điển nhất của dạng điền phép tính vào giữa các số cho trước. Đầu năm mới, bạn có thể thử sức với nó khi X = 2016.