Trưa 19/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận, triển khai phương án cấp bách trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại thành phố.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng thời gian qua, toàn thành phố đã nỗ lực, thực hiện nhiều biện pháp nghiêm và về cơ bản kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm. Tuy nhiên, thành phố chưa khống chế được dịch bệnh.
Do đó, ông thống nhất với đề xuất của các sở, ngành, quận, huyện về việc triển khai biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn.
Bí thư Nên đề nghị nâng mức giãn cách xã hội
Theo Bí thư Nên, biện pháp căn cơ nhất vẫn là tiêm vaccine nhưng để vaccine hoạt động hiệu quả cần có thời gian. Do đó, trước mắt TP cần tiếp tục tăng hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng; đồng thời, có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến TP.HCM.
![]() |
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu thành phố tăng biện pháp phòng chống dịch. Ảnh: HMC. |
"Nâng cao mức giãn cách xã hội tại thành phố, đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ", Bí thư Nên nói.
Bên cạnh đó, ông Nên yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
"Quyết tâm sau một tuần tới, TP có thể khống chế được dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài", ông nói.
Quyết tâm sau một tuần tới, TP có thể khống chế được dịch bệnh
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên
Đồng tình với các ý kiến tại cuộc họp, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình lưu ý TP.HCM cần cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra, chủ động xây dựng và triển khai một số biện pháp tương xứng riêng, cụ thể, linh hoạt riêng để phòng, chống dịch trên địa bàn.
Ông đồng thời yêu cầu trước khi triển khai biện pháp mạnh hơn, thành phố cần công bố cho người dân biết và nắm bắt rõ thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng thực, thực phẩm, giao thông đi lại… để chủ động trong sinh hoạt, làm việc, tránh để người dân hoang mang, lo lắng và tích trữ không cần thiết.
Chủng virus Delta khiến dịch lây nhanh, lan rộng
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Nguyễn Văn Nên và Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết diễn biến dịch tại thành phố rất phức tạp và có nhiều điểm mới khó lường. Số người nhiễm bệnh tăng cao, tăng nhanh. Dự báo, số ca nhiễm tiếp tục tăng những ngày tới.
Siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong
Vì vậy, ông cho rằng việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay. Mục tiêu là nhanh chóng kiểm soát và khống chế dịch bệnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức tự rà soát, đánh giá lại năng lực y tế trên địa bàn, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung để tính toán phương án phù hợp ở góc độ địa phương.
Chiều cùng ngày, TP.HCM sẽ chốt phương án cụ thể và sớm thông báo chính thức.
![]() |
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đánh giá dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ảnh: HMC. |
Thông tin tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tính đến 18h ngày 18/6, TP.HCM có 1.661 trường hợp mắc bệnh được Bộ Y tế công bố. Tính riêng từ 6h ngày 18/6 đến 6h ngày 19/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 104 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Cụ thể: 17 người trong khu phong tỏa, 42 trong khu cách ly, 32 khi thực hiện mở rộng xét nghiệm ở quận Bình Tân (mở rộng lấy mẫu ở khu vực bên ngoài, khu lân cận, không nằm trong khu phong tỏa), một người được giám sát sau cách ly tập trung (là chuyên gia nước ngoài), 6 trường hợp đang điều tra.
Nhận định về các chuỗi lây nhiễm lớn trên địa bàn, Sở Y tế cho hay đặc điểm lớn nhất là chủng virus Delta gây lây mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc. Lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm dịch lan rất nhanh và rộng tại TP.HCM.
Các chuỗi dịch lớn ghi nhận chủ yếu tại khu nhà trọ, cụm dân cư. Thành phố đã ghi nhận bệnh nhân làm việc trong một số khu công nghiệp, nhân viên y tế và nhân viên văn phòng.
Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 1.346 ca mắc mới, cao thứ 3 cả nước, sau hai ổ dịch khu công nghiệp là Bắc Giang và Bắc Ninh. Sau khi kiểm soát được ổ dịch liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, gần đây, các ca mắc mới đều là người tiếp xúc của những chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây.
Sáng 19/6, TP.HCM bước vào đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất lịch sử. Trong chiến dịch này, gần một triệu người thuộc nhóm ưu tiên tại TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Ngày 14/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ra quyết định nới lỏng giãn cách xã hội tại quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), giảm từ áp dụng Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15. Toàn thành phố tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 15 trong 2 tuần.
TP.HCM đóng cửa tạm thời Big C ở quận 10 vì ca nghi mắc Covid-19
Sáng 19/6, lực lượng chức năng đã tạm thời căng dây, khoanh vùng siêu thị Big C ở phường 15 (quận 10) để phun khử khuẩn và thực hiện công tác điều tra dịch tễ.
Phong tỏa 3 khu phố ở quận Bình Tân trong 14 ngày
Sau khi phát hiện 127 ca nhiễm nCoV tại 3 khu phố ở phường An Lạc, quận Bình Tân đề xuất áp dụng Chỉ thị 16 tại khu vực này trong 14 ngày. UBND TP.HCM đã chấp thuận.
TP.HCM tìm người từng tới quán hủ tiếu ở quận 5
Sau khi xác định ca mắc Covid-19 mua đồ ăn tại quán hủ tiếu ở phường 2 (quận 5), nhà chức trách đã phát thông báo tìm người từng đến đây.
Ý kiến bạn đọc (14)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Xem thêm bình luậnLevan 11:57 19/06/2021
Phường 12 quận 8 ngày này cũng có một nhóm từ chỗ khác tới tụ tập khoảng 20 người đá banh từ 17h tới 23h mặc dù ngày nào phường cũng tuyên truyền chỉ thị 15+, mà người dân gọi công an phường không thấy xuống giải quyết.
Trả lời • 101 • 7
Chương Thế Phong 12:16 19/06/2021
Bạn báo cáo lên đường dây nóng.
Trả lời • 1 • 0
Mr Khôi 10:06 19/06/2021
Trước tiên là cần phải nâng cao hình phạt cho các trường hợp sau: - Mai mối, dẫn dắt người nhập cư bất hợp pháp. - Cố tình trốn khỏi khu cách ly. - Khai gian thông tin nhằm né tránh cách ly. - Có hành vi chống đối công tác phòng chống dịch. => Chỉ có vậy thì mới diệt từ cái nguồn thiếu ý thức của người dân.
Trả lời • 1 • 0
Mrbilly 10:42 19/06/2021
Ủng hộ nâng giãn cách xã hội lên chỉ thị 16+ vì chỉ có vậy mới cắt được dịch sớm, vì hiện tại rất nhiều người vô y thức vẫn tụ tập ăn nhậu rồi lẻn vô công viên tập thể dục không đeo khẩu trang, năng lực mình có hạn thì nên chọn cách dễ nhất trước khi quá muộn. Thân!
Trả lời • 1 • 0
Trí Số O 10:25 19/06/2021
Thật sự mà nói, chỉ Thị 15 đối với dân Tp.HCM họ không hề sợ hãi. Còn Chỉ Thị 16 thì chúng ta phải làm Nghiêm như đợt 2020 thì may ra chặn dịch. Riêng mình ủng hộ Chỉ Thị 16, là thật nghiêm khắc. Toàn TP.Đảm Bảo Dịch sẽ Ngưng lây lan ngoài cộng đồng.
Trả lời • 1 • 0
Sơn 14:52 19/06/2021
Ở phường Bình Trị Đông A, Bình Tân, đường chiến lược chợ tự phát đông người chiếm hết đường đi nguy cơ lây lan rất cao mong chính quyền xử lý gấp.
Trả lời • 2 • 0
Hải Trương 14:54 19/06/2021
Phạt nặng cho hành vi này, mỗi người từ 10 triệu đồng. Công bố trên phương tiện truyền thông tên tuổi những người không tuân thủ quy định 5K.
Trả lời • 0 • 0
Trương Hữu Lộc 09:51 19/06/2021
Theo tôi thì nên áp dụng chỉ thị 16 cho toàn TP chứ tôi thấy biến chủng lần này nguy hiểm hơn lần trước rất nhiều.
Trả lời • 2 • 0
Đỗ Hoài Oanh 10:19 19/06/2021
TPHCM nên giãn cách và siết chặt hơn nữa để kiểm soát dịch đc tốt hơn.
Trả lời • 1 • 0
Khoa Nguyễn 10:28 19/06/2021
Đúng là tới thời điểm cần phải nâng cao chỉ thị hơn.
Trả lời • 2 • 0
Minhhue Do 16:27 19/06/2021
Thà hy sinh trước 1 bước sẽ an toàn hơn.
Trả lời • 2 • 0
Thành Luân 14:54 19/06/2021
Cá nhân tôi thấy tình hình không ổn rồi.
Trả lời • 1 • 0
Nho Bank 11:24 19/06/2021
Công ty có được đi làm không?
Trả lời • 1 • 0
Cậu ba SG 09:59 19/06/2021
Phong tỏa càng sớm càng tốt.
Trả lời • 1 • 0