Ngày 29/9, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa loại hình dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
UBND TP.HCM nhận định hoạt động đòi nợ đang diễn biến phức tạp trên địa bàn, các tổ chức tín dụng đen thường núp bóng doanh nghiệp cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ để thu lợi bất chính. Khi các con nợ không trả đúng hẹn, những tổ chức này thường dùng nhân viên hoặc đối tượng hình sự để uy hiếp.
![]() |
Vụ việc quán phở Hòa Pasteur bị ném sơn và mắm tôm là hệ lụy của đòi nợ thuê. Ảnh: Liêu Lãm. |
Tình trạng trên còn tiếp diễn bởi nhiều người dân có nhu cầu vay vốn nhanh, không thế chấp, không đáp ứng đủ yêu cầu của các kênh tín dụng chính thức. Bên cạnh đó, một lượng không nhỏ người tham gia các hoạt động tệ nạn, có nhu cầu bất hợp pháp nên tìm đến tín dụng đen.
Tính đến đầu năm 2019, tại TP.HCM có 99 doanh nghiệp hoàn tất đăng ký và được cấp giấy chứng nhận hoạt động ngành, nghề dịch vụ đòi nợ với tổng vốn.
Sau khi rà soát lại vào quý I năm 2019, số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ còn 45 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là hơn 111 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý I năm 2019, doanh nghiệp đòi nợ có số lãi cao nhất là hơn 957 triệu đồng, doanh nghiệp có số lỗ cao nhất là hơn 15 triệu đồng.
Bộ trưởng Tô Lâm cảnh báo nguy cơ bùng phát tín dụng đen trên Internet
Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết nạn dụng đen, đòi nợ thuê vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhiều công ty đã lập website cho vay trên mạng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nước mắt sợ hãi của người dân 'làng chài tỷ phú' khi sống trong nợ nần
2
Không trả nợ "tín dụng đen" đúng hạn, nhóm côn đồ đến nhà hăm dọa khiến nhiều ngư dân xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) khốn khổ. Nhiều người lo sợ bị giết phải bỏ quê đi trốn nợ.
Bắt nhóm 9X từ miền Bắc vào Huế cho vay nặng lãi
Hải Anh khai từ năm 2018 đến nay, nhóm đã cho hơn 950 lượt người vay với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng, lãi suất cho vay từ 180%/năm đến hơn 200%/năm.