Việc xử lý đơn từ chức của ông Sơn cũng cần báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và xin ý kiến Thủ tướng. Nguồn tin cho biết việc cho ông Sơn từ chức hay không còn phải qua quá trình tham vấn với nhiều cơ quan liên quan, bao gồm Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương... xem xét trong quá trình công tác có sai phạm hay không. Nếu có, ông Sơn sẽ không được phép từ chức.
![]() |
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đã nộp đơn xin từ chức. |
Ngày 12/3, HĐTV PVN đã họp để xem xét đơn này.
Zing.vn liên hệ qua điện thoại với ông Sơn và lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước để xác minh thông tin nhưng đều không nghe máy.
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn sinh năm 1962 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ khai thác dầu khí, Đại học Hoá dầu Bacu (Cộng hoà Azerbaijan thuộc Liên Xô cũ) năm 1986 và có bằng thạc sĩ công nghệ hệ thống của Đại học Rmit (Úc).
Ông Sơn có hơn 30 năm công tác liên tục trong ngành dầu khí và được đánh giá là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và phát triển mỏ.
Về công tác tại Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) từ năm 1987, ông đã trở thành một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và phát triển mỏ.
Tháng 6/2005, ông được bổ nhiệm làm giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Xí nghiệp Khai thác Dầu khí thuộc Vietsovpetro. Tháng 3/2009, ông được bổ nhiệm làm phó tổng giám đốc Vietsovpetro kiêm giám đốc Xí nghiệp Khai thác Dầu khí. Sau đó, ông Sơn được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và phó tổng giám đốc PVN. Ngày 4/3/2016, ông Sơn được bổ nhiệm Tổng giám đốc PVN.
Gần 72.000 tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn đang ở đâu?
Bộ trưởng Tài chính cho biết số tiền này vẫn nằm ở quỹ do Bộ quản lý, chưa về ngân sách Nhà nước. Việc đưa về ngân sách phải theo kế hoạch, Chính phủ “không được phép nộp hơn”.
Chính phủ bàn cách phát triển khối doanh nghiệp nắm giữ 140 tỷ USD
1 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong rằng khối doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng nắm giữ tài sản khoảng 140 tỷ USD, tích cực đổi mới sáng tạo, dẫn dắt nền kinh tế.
Chủ tịch SCIC 'chạnh lòng' khi nhìn tốc độ doanh nghiệp về siêu ủy ban
Chủ tịch SCIC Nguyễn Đức Chi cho biết cảm thấy chạnh lòng khi nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bàn giao về "siêu ủy ban" nhanh và gọn, trong khi chuyển về SCIC lại rất chậm.