Tôi bị sốc phản vệ độ 2 sau khi tiêm vaccine Covid-19 mũi 1. Tôi có được tiêm vaccine mũi 2 không?
Độc giả Thạch Thảo - Hà Nội.
Ngày 15/7, Bộ Y tế ban hành quyết định số 3445/QĐ-BYT về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Trong văn bản này, các trường hợp bị sốc phản vệ độ 2 trở lên thuộc nhóm chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19 cùng loại.
Hiện tại, Bộ Y tế có cơ chế tiêm vaccine mũi 2 là Pfizer cho người tiêm mũi 1 là AstraZeneca nếu người được tiêm đồng ý.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, người dân có tiền sử dị ứng nghiêm trọng (như phản vệ) với liều vaccine mRNA Covid-19 trước đó sẽ không được tiêm vaccine của Moderna.
Tương tự, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nếu bị sốc phản vệ khi tiêm vaccine mRNA mũi 1, người dân không tiêm mũi 2 của loại vaccine này.
Hiện tại, Việt Nam phê duyệt hai loại vaccine mRNA là Pfizer và Moderna.
Nguồn: Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới.
Cách phát hiện người bị viêm cơ tim sau tiêm vaccine Covid-19
Viêm cơ tim sau tiêm vaccine Covid-19 là biến chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Khí hư khi mang thai có phải là bất thường?
Với phụ nữ mang thai, dịch tiết âm đạo tăng là hiện tượng không đáng ngại. Khí hư bình thường sẽ có màu trong hoặc trắng sữa, loãng, không có mùi khó chịu.
Căn bệnh âm thầm từ bữa ăn, nhiều người Việt đang mắc
Rối loạn mỡ máu thường không có triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ nếu không được phát hiện kịp thời.