Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ phận trên khuôn mặt dễ bị cháy nắng nhưng ít người chú ý

Tương tự các vùng da khác, môi không thể tự bảo vệ nó trước các tia UV có hại của mặt trời.

Đội mũ có vàng rộng là cách đơn giản để bảo vệ mặt và môi. Ảnh: Shutterstock.

Mùa hè là thời điểm mọi người đổ ra biển để đắm mình trong làn nước mát và tham gia nhiều hoạt động ngoài trời thú vị. Tuy nhiên, có một thói quen làm đẹp vào mùa hè thường bị bỏ qua là chăm sóc cho đôi môi.

Trên thực tế, mọi người vẫn hay thoa kem chống nắng lên mặt và cơ thể, trong khi ít ai chú ý đến việc thoa lên môi. Theo HealthShots, tương tự các vùng da khác, môi không thể tự bảo vệ nó trước các tia UV có hại của ánh nắng mặt trời. Do đó, cách tốt nhất là phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa cho môi.

Cấp cứu tức thì cho đôi môi

Chườm mát

Chườm mát lên môi là cách hiệu quả giúp giảm viêm, đỏ và đau. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Chẩn đoán và Lâm sàng cho thấy việc chườm mát có thể giúp giảm đau và viêm do các loại tổn thương miệng, bao gồm cả môi bị cháy nắng.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là điều rất quan trọng để duy trì làn da và đôi môi khỏe mạnh. Nó có thể giúp giảm khô và viêm, đồng thời thúc đẩy quá trình lành bệnh. Bên cạnh đó, uống đủ nước trong những tháng hè nóng nực còn cung cấp thêm độ ẩm cần thiết cho môi.

Tránh bóc da môi

Việc này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu một người liên tục bóc và cắn da môi, họ sẽ có nguy cơ bị viêm môi cao hơn. Lâu dần, nó dẫn đến chu kỳ viêm nhiễm và tổn thương khó có thể phá vỡ.

Sử dụng nha đam

Gel lô hội (gel nha đam) là chất tạo ra cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người sử dụng. Nó giúp làm dịu da bị viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành nhiều tình trạng da khác nhau (bỏng, vết thương, nhiễm trùng).

Tránh son môi hoặc son bóng

Một số loại son môi và son bóng có thể chứa các thành phần làm khô hoặc gây kích ứng môi. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng môi bị cháy nắng, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng những sản phẩm này cho đến khi môi lành hẳn.

moi bi chay nang anh 1

Uống nhiều nước giúp môi khỏe mạnh và có đủ độ ẩm. Ảnh: Indy100.

Những cách giúp ngăn ngừa môi bị cháy nắng

Dùng son dưỡng môi có chứa SPF

Giống như cách chăm sóc làn da trước khi ra ngoài nắng, đôi môi cũng cần được chăm sóc bằng SPF. Vì vậy, mọi người cần tìm loại son dưỡng môi có chỉ số SPF tối thiểu là 15 và thoa đều lên môi trước khi ra ngoài. HealthShots khuyến nghị son dưỡng môi nên được thoa 2 giờ/lần, sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Viện Da liễu Mỹ (AAD) cũng cho thấy son dưỡng môi có SPF làm tăng đáng kể khả năng bảo vệ môi khỏi bức xạ tia cực tím so với son dưỡng môi không có SPF.

Đội mũ có vành rộng

Một chiếc mũ có vành rộng sẽ giúp che nắng cho khuôn mặt và bảo vệ đôi môi của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Theo nghiên cứu, đội mũ có vành rộng khoảng 7 cm sẽ làm giảm đáng kể lượng bức xạ tia cực tím đến mặt và môi.

Hạn chế ra nắng vào giờ nắng cao điểm

Nếu có thể, bạn nên ở trong bóng râm vào những thời điểm nóng nhất trong ngày, thường là từ 10h đến 16h. Đây được xem là cách tốt nhất để ngăn ngừa mọi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tránh giường tắm nắng

Giường tắm nắng cũng phát ra tia UV có thể làm hỏng làn da. Theo nghiên cứu của AAD, việc sử dụng giường tắm nắng sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư da, bao gồm cả khối u ác tính.

Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Nam sinh bị sốc nhiệt sau khi chạy bộ ngoài nắng

Sau khi chạy 10 vòng sân trường, bé trai đổ nhiều mồ hôi, chuột rút và bị tổn thương gan, thận do sốc nhiệt.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm