Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Mỹ

Trường Y tế Công cộng Harvard (HSPH) hôm 26/4 khai trương Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với khoản tài trợ trị giá 25 triệu USD từ một người ẩn danh.

Thiền sư Thích Nhật Hạnh khi ông còn sống vào năm 2019. Ảnh: New York Times.

HSPH thông báo về khoản đóng góp và việc thành lập trung tâm trong một thông cáo báo chí vào đầu tuần này.

Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh sẽ tập trung vào việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng về chánh niệm.

Trung tâm Thích Nhất Hạnh hoạt động với mục đích trao quyền cho các cá nhân trên toàn thế giới để sống cuộc sống viên mãn và hạnh phúc, thông qua giáo dục và đào tạo về thực hành chánh niệm, theo thông cáo. Trọng tâm chính của nó là về dinh dưỡng và môi trường.

trung tam chanh niem anh 1

Logo của Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh được Trường Y tế Công cộng Harvard mới mở hôm 26/4. Ảnh: Trường Y tế Công cộng Harvard.

“Chúng tôi rất vui mừng được dẫn dắt trung tâm mang tính đột phá này”, bà Michelle A. Williams, Hiệu trưởng HSPH, nói trong thông cáo. “Chúng tôi mong muốn tiếp cận và nâng đỡ toàn bộ cộng đồng”.

“Trung tâm Chánh niệm vì Sức khỏe Cộng đồng Thích Nhất Hạnh có khả năng tác động to lớn đến sức khỏe cá nhân và cả hành tinh”, bà Williams nói thêm. “Tôi mong đợi nhiều thập kỷ thành công”.

Giám đốc của trung tâm mới mở là ông Walter Willett, giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng.

“Tôi rất vui vì trung tâm mới này sẽ cho phép nghiên cứu khoa học về chánh niệm trong bối cảnh sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi mong muốn thành lập trung tâm như một trung tâm nghiên cứu nghiêm ngặt và hợp tác với các đồng nghiệp trên khắp thế giới để thúc đẩy khoa học về chánh niệm”, ông Willett nói trong thông cáo.

Tên của trung tâm vinh danh thiền sư Thích Nhất Hạnh - người viên tịch vào ngày 22/1/2022 tại Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, Thừa Thiên - Huế). Ông là người có ảnh hưởng lớn đến việc thực hành chánh niệm.

Năm 1967, nhà hoạt động người Mỹ Martin Luther King từng đề cử ông cho giải thưởng Nobel Hòa bình. Ông nhận định không ai xứng đáng hơn “nhà tu hành Phật giáo hòa nhã người Việt Nam này”.

Theo thông cáo của HSPH, tính đến đầu năm 2023, đã có gần 25.000 nghiên cứu về chánh niệm trong các ấn phẩm được bình duyệt gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, lĩnh vực này còn khá mới và các nhà nghiên cứu của Trung tâm Thích Nhất Hạnh nhận thấy cần có thêm các công cụ khoa học để đánh giá tác động của can thiệp chánh niệm đối với sức khỏe và thể chất.

Phật tử thế giới nhớ về thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từ nước Anh đến nước Mỹ, phật tử ở nhiều quốc gia trên thế giới bày tỏ sự ngưỡng mộ và tiếc thương thiền sư Thích Nhất Hạnh - người khai sinh “Phật giáo dấn thân”.

Bộ Ngoại giao chia buồn thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Bộ Ngoại giao đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới sơn môn, cộng đồng Phật tử Việt Nam ở trong, ngoài nước và pháp quyến của thiền sư Thích Nhất Hạnh trước tin ông viên tịch.

Minh An

Bạn có thể quan tâm