Trước đề nghị của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) về việc xin nhận chìm hơn 6,9 triệu m3 bùn nạo vét xuống biển có diện tích 400 ha, chính quyền tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra câu trả lời chính thức.
Theo đó, địa phương này không đồng ý với cách xử lý trên vì lo ngại sẽ gây vượt quá sức chịu tải môi trường của vùng biển Nghi Sơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến ngư trường đánh bắt gần bờ của ngư dân và hệ sinh thái vùng biển khu vực đảo Hòn Mê.
![]() |
Một góc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: T.S. |
Theo ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đã đề nghị NSRP nghiên cứu phương án đổ thải trên bờ để tận dụng làm vật liệu san lấp vì nhu cầu này ở khu kinh tế Nghi Sơn đang rất lớn.
Đại diện NSRP trước đó trình bày rằng luồng ra vào cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang bị sa bồi nghiêm trọng, không đảm bảo độ sâu.
Điều đó sẽ dẫn tới việc tải trọng thiết kế của cảng có thể đón tàu lên tới 40.000 DWT, nay chỉ còn đón được tàu 30.000 DWT lúc thủy triều dâng và 15.000 DWT lúc thủy triều xuống. Vì vậy, NSRP đã lập Dự án nạo vét, duy tu cảng giai đoạn 2022-2026 với tổng khối lượng nạo vét 6,964 triệu m3.
Tiếp đó, NSRP có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép nhận chìm toàn bộ chất nạo vét xuống khu vực biển có diện tích 400 ha ở Nghi Sơn.
Về lý do đưa ra phương án trên, đại diện NSRP cho rằng nếu sử dụng làm vật liệu san lấp, chất thải sẽ khó đáp ứng tiêu chuẩn, phát sinh chi phí lớn, kéo dài thời gian.
![]() |
Vị trí nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: Google Maps. |
Vĩnh Phúc vừa hứng đợt mưa hơn 800 mm, lớn chưa từng có
Lượng mưa ghi nhận ở Vĩnh Phúc ngày 21-24/5 lớn chưa từng có tại khu vực trong tháng 5. Đợt mưa vừa qua là dấu hiệu cho thấy khả năng xảy ra thiên tai bất thường trong năm nay.
Nhận chìm 15,4 triệu m3 bùn, cát có xâm hại công viên địa chất Lý Sơn?
Các chuyên gia nhận định nếu đưa khu vực nhận chìm 15,4 triệu m3 bùn, cát nạo vét cảng Hòa Phát vào công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh về lâu dài có thể tổn hại di sản.
Từ chối nhận chìm 300.000 m3 bùn thải nạo vét xuống biển Quy Nhơn
Bình Định từ chối nhận chìm 300.000 m3 vật chất nạo vét cảng xuống vùng biển Quy Nhơn để tránh nguy cơ ảnh hưởng môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến cảnh quan.