Ngày 14/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng có công văn khẩn gửi UBND 22 địa phương và các đơn vị trực thuộc về khắc phục hạn chế trong tổ chức tiêm vaccine.
Qua giám sát thực tế điểm tiêm và phản ánh của người dân, Sở Y tế ghi nhận một số hạn chế như điểm tiêm có số lượng người dân ra tiêm rất ít, dẫn đến năng suất đạt mũi tiêm thấp. Một số nơi từ chối tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 2 cho người dân nếu mũi 1 tiêm tại địa phương khác.
Do đó, Sở Y tế nhắc nhở các đơn vị tiêm chủng không từ chối tiêm mũi 2 cho người dân nếu mũi 1 được tiêm ở địa phương khác. Các đơn vị phải duy trì các đội tiêm đã thành lập, sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu điều động thêm nhằm đạt độ bao phủ một mũi vaccine cho toàn dân; đồng thời, tiêm mũi 2 cho người đủ thời gian theo quy định.
UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục huy động lực lượng để đảm bảo đạt 200-250 liều/ngày/đội tiêm nhằm hoàn tất việc bao phủ vaccine đúng tiến độ. Các địa phương mời đầy đủ người đến tiêm theo kế hoạch hàng ngày để đảm bảo tiến độ, tận dụng hiệu quả nguồn lực đội tiêm.
Sở Y tế sẽ điều các đội tiêm có số người đến điểm tiêm ít để tăng cường cho các điểm tiêm có số người tiêm nhiều nhằm đảm bảo tiến độ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đến ngày 13/9, TP.HCM đã đạt trên 6,5 triệu mũi 1 (hơn 90% dân số trên 18 tuổi tại TP.HCM) và trên 1,3 triệu mũi 2.
Người dân TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine mũi 2
Vài ngày gần đây, nhiều điểm tiêm chủng trên địa bàn TP.HCM bắt đầu triển khai tiêm vaccine mũi 2 cho người dân. Các loại vaccine được sử dụng là Pfizer, AstraZeneca và Vero Cell.
Đồng Nai sẽ cho phép người đã tiêm vaccine ra đường
Theo Bí thư Nguyễn Hồng Lĩnh, Đồng Nai dự kiến thực hiện kế hoạch "công dân vaccine" với tinh thần người tiêm vaccine mới được ra đường và đi làm khi địa phương nới lỏng giãn cách.
Hơn 30 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam trong tháng 9, 10
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay trong tháng 9 và 10, dự kiến có 30 triệu liều vaccine về Việt Nam từ các nguồn khác nhau.