Theo hai "hiệp ước hữu nghị" giống hệt nhau ký với hai khu vực ly khai, Nga có quyền xây dựng các căn cứ ở vùng ly khai Donetsk và Luhansk của miền Đông Ukraine và trên giấy tờ, họ có thể làm điều tương tự ở Nga.
Các bên cam kết bảo vệ lẫn nhau, ký những thỏa thuận riêng biệt về hợp tác quân sự và công nhận "biên giới" của nhau.
Vấn đề biên giới có ý nghĩa quan trọng vì phe ly khai tuyên bố chủ quyền các phần từ hai khu vực hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Một thành viên quốc hội Nga nói với Reuters vào tháng trước rằng phe ly khai sẽ tìm đến Nga để giúp họ giành quyền kiểm soát các khu vực này.
Thỏa thuận 31 điểm cũng cho biết Nga và các tổ chức ly khai sẽ nỗ lực hội nhập nền kinh tế. Trước đây, cả hai đều từng là khu vực công nghiệp, cần khoản hỗ trợ khổng lồ để tái thiết sau 8 năm xảy ra xung đột.
Thỏa thuận 10 năm sẽ tự động gia hạn thêm 5 năm trừ khi một trong các bên đưa ra thông báo rút lại.
![]() |
Một đoàn gồm xe bọc thép, xe tải quân sự và xe tiếp tế của Nga cách biên giới với Ukraine hơn 95 km hôm 21/2. Ảnh: New York Times. |
Trước đó, hôm 21/2, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” (DNR) và “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” (LNR). Động thái này diễn ra bất chấp phương Tây cảnh báo bước đi này “bất hợp pháp và giết chết các cuộc đàm phán hòa bình”, Reuters đưa tin.
Trong sắc lệnh do ông Putin ký hôm 21/2, Bộ Quốc phòng được chỉ đạo nối lại chức năng "gìn giữ hòa bình" ở vùng ly khai. Moscow chưa công bố thêm thông tin hoặc về ngày điều binh, còn sắc lệnh chỉ cho biết "có hiệu lực kể từ ngày ký".
Cũng theo sắc lệnh, Tổng thống Putin chỉ đạo Bộ Ngoại giao "thiết lập quan hệ ngoại giao" với hai "nhà nước cộng hòa" mà Nga vừa công nhận. Văn bản này "tạo cơ sở pháp lý" cho sự hiện diện của quân đội Nga trên hai khu vực ly khai của Ukraine, nhằm "bảo đảm hòa bình và duy trì an ninh".
CNN dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho rằng quân đội Nga có thể di chuyển sớm nhất vào tối 21/2, hoặc hôm sau, để tới Donbas thực hiện nhiệm vụ mà Moscow gọi là sứ mệnh “gìn giữ hòa bình”.
Reuters dẫn lời một nhân chứng cho biết nhiều hàng phương tiện quân sự, bao gồm cả xe tăng, đã xuất hiện vào đầu ngày 22/2 ở ngoại ô Donetsk, sau khi Tổng thống Putin công nhận các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine độc lập.
Vì sao Donbas trở thành điểm nóng?
Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh đưa quân Nga vào vùng Donbas của Ukraine sau khi công nhận độc lập vùng ly khai này, đẩy căng thẳng ở miền Đông Ukraine 8 năm qua lên đỉnh điểm.
Tổng thống Ukraine: Chúng tôi sẽ không từ bỏ tấc đất nào
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các đường biên giới của nước này được quốc tế công nhận sẽ không thay đổi, bất chấp bước đi mới nhất của Nga.
Bloomberg tiết lộ trả đũa mới của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
Trung Quốc được cho là đã ra lệnh cho các hãng hàng không trong nước ngừng tiếp nhận máy bay Boeing do Mỹ sản xuất.