Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Monthly Notices của Hội Thiên văn Hoàng gia, các nhà khoa học đã khám phá ra hố đen gần Trái Đất nhất, cách hành tinh của chúng ta hơn 1.500 năm ánh sáng.
Hố đen này được đặt tên là The Unicorn, vì nó độc nhất và thuộc chòm sao Monoceros (hay còn lại là Kỳ Lân).
The Unicorn có khối lượng lớn gấp ba lần Mặt Trời, là kích thước tương đối nhỏ so với hố đen thông thường. Nó vẫn thuộc thiên hà Milky Way của chúng ta.
Rất ít hố đen có kích thước nhỏ như thế. Tharindu Jayasinghe, nghiên cứu sinh thiên văn của Đại học Ohio là người đã nghiên cứu và phát hiện ra The Unicorn.
Hố đen này có ảnh hưởng trọng lực qua lại với một ngôi sao khổng lồ đỏ (red giant star). Trước đây giới khoa học chưa thể phát hiện ra The Unicorn là do nó tối và khó xác định được bởi phương pháp đo bước sóng hoặc ánh sáng.
Tuy nhiên, kính thiên văn như KELT, ASAS hay TESS lại có thể quan sát rất rõ sao khổng lồ đỏ đi cùng với hố đen
Cho đến khi Jayasinghe và một số nhà thiên văn khác nhận thấy một vật thể dị thường trên quỹ đạo của ngôi sao trên, người ta mới phát hiện ra hố đen The Unicorn lần đầu tiên.
“Tharindu nhìn nhận sự việc theo một cách mới mẻ, anh ta nghiên cứu những bất thường mà mọi người hay bỏ qua và đã thành công”, Kris Stanek, giáo sư tại Đại học Ohio chia sẻ.
Theo Todd Thompson, đồng tác giả của nghiên cứu, trọng lực từ hố đen đã làm biến dạng ngôi sao thành hình trái bóng bầu dục. Dựa vào vận tốc, chu kỳ và cả lực hút của hố đen so với ngôi sao, các nhà khoa học đã ước tính được khối lượng của The Unicorn.
Việc khám phá và nghiên cứu hố đen có tính quan trọng rất lớn đối với ngành khoa học vũ trụ, vì nó giúp nhân loại hiểu cách hình thành và lụi tàn của các ngôi sao.
Tuy nhiên, hố đen là vật thể tối và khó xác định bằng điện từ học, chúng không phát ra các tia như những vật thể khác trong vũ trụ.
Từ việc tương tác với một ngôi sao khác, hầu hết hố đen sẽ tạo ra một lượng lớn tia X, hiện vẫn đang là đối tượng của nhiều nghiên cứu thiên văn học.
“Đây là lĩnh vực nên được đẩy mạnh, vì nhờ hố đen, người ta có thể xác định được số phận của một ngôi sao gần kề”, Thompson nói.
Phát hiện hố đen khổng lồ lang thang trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học lần đầu phát hiện một hố đen khổng lồ lang thang trong vũ trụ, thay vì đứng yên tại trung tâm các thiên hà như phần lớn hố đen khác.
Một hố đen siêu lớn đang mất tích
Các nhà thiên văn học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến một hố đen siêu lớn trong vũ trụ không được phát hiện.
Trái Đất gần siêu hố đen hơn chúng ta nghĩ
Nhờ công nghệ đo thiên văn VERA, các nhà khoa học đã có những phát hiện mới về vị trí của Hệ Mặt Trời và Trái Đất.