Cao hổ, da hổ... khá đắt tiền. Tôi có thể mua và nuôi hổ từ nhỏ để sau đó giết mổ như những loài thú, gia cầm khác được không. Việc nấu cao hổ cốt có vi phạm pháp luật?
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội
Hổ là động vật hoang dã, thuộc nhóm 1B trong danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, các loài động vật rừng thuộc nhóm 1B là các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng; nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Vì vậy, các hành vi như nuôi, nhốt, giết mổ loài thú này là vi phạm pháp luật.
Theo Điều 244, Bộ luật Hình sự năm 2015, về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, người tự ý nuôi nhốt hổ sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng, hoặc phạt tù 1-5 năm. Nếu số lượng nuôi nhốt từ 12 cá thể hổ, người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt 10-15 năm tù.
Đối với mục đích nuôi nhốt để giết thịt hay làm cao hổ cốt, lấy da... đây chắc chắn là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP, xương, da... là những bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống.
Tùy theo số lượng cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời, người vi phạm sẽ đối mặt với khung hình phạt tối đa 15 năm tù, theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, người bị kết tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền tối đa 10 tỷ đồng.
Mời gọi người khác xem bói toán, tướng số đầu năm có bị xử lý?
Người có hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú để trục lợi, sẽ bị phạt hành chính 3-5 triệu đồng.
Ngày Tết uống bao nhiêu rượu sẽ bị xử phạt?
Một chén rượu mạnh có thể làm tăng nồng nộ cồn trong máu và hơi thở, đủ bị xử phạt khi điều khiển phương tiện giao thông.
Bắt tạm giam một Kiểm sát viên thuộc VKSND tối cao
Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố, bắt tạm giam bà Phạm Thị Thu, Kiểm sát viên, Phó Trưởng phòng thuộc VKSND tối cao, cùng các đối tượng khác để điều tra về hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ.