Giá điện tại từng quốc gia được tính khác nhau, thậm chí có sự chênh lệch trong cả chính quốc gia đó, tùy thuộc vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng và địa lý. Trong số các quốc gia phát triển, Thụy Điển là một trong những nước có tiền điện rẻ trên thế giới - khoảng 0,2 USD/kWh.
Đức đứng đầu danh sách các quốc gia có giá điện cao nhất thế giới tính đến năm 2019 với 0,33 USD/kWh, chưa tính tới khoản thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong khi đó, giá điện trung bình tại các nước châu Âu rơi vào khoảng 0,21 USD/kWh.
Đối với các doanh nghiệp tại Đức, giá điện trung bình ở mức 15,8 USD/kWh. Trong khi con số này tại các quốc gia EU khác chỉ là 11,3 USD/kWh. Ngược lại, giá khí đốt tại Đức lại thấp hơn so với mức trung bình của EU.
![]() |
Đức là nước có giá điện cao nhất thế giới, ở mức hơn 30 USD/kWh. Ảnh: Fox Business. |
Nguyên nhân Đức có giá điện cao như vậy là do nước này đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng nguyên tử sang các nguồn năng lượng tái tạo. Và tất nhiên, quá trình này đòi hỏi chi phí rất lớn - phụ thuộc vào việc đóng thuế của người dân và doanh nghiệp.
Theo thống kê, người dân Đức phải chịu mức thuế lên tới 45,4% - cao hơn Italy (42,5%), Đan Mạch (35,4%) và Áo (30,4%). Ngược lại, tại Thụy Điển, Cộng hòa Czech và Bulgaria, họ chỉ phải đóng thuế chưa tới 2%. Trong khi đó, Malta không áp dụng thuế năng lượng đối với người sử dụng điện.
Người Mỹ đang có nhiều tiền hơn bao giờ hết
Tiền đang nằm đầy trong túi người dân thông qua gói hỗ trợ của FED, song tương lai về nhu cầu chi tiêu của người dân Mỹ lại không mấy khả quan.
Người Singapore dùng công tơ điện thông minh
Gần 300.000 hộ dân tại Singapore đã lắp đặt công tơ điện thông minh, cập nhật 30 phút/lần và có cảnh báo khi mức tiêu thụ tăng bất thường qua ứng dụng điện thoại.
Các nước châu Á phát triển kinh tế tư nhân thế nào?
Không chỉ Việt Nam, kinh tế tư nhân đang là động lực quan trọng, đóng góp phần lớn vào GDP và đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế ở nhiều quốc gia phát triển.