Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Những người không nên ăn bánh ngọt

Tôi rất thích ăn các loại bánh ngọt. Tuy nhiên, tôi cũng lo ngại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Xin bác sĩ cho biết nên ăn ra sao và những trường hợp nào không nên ăn?

Tôi rất thích ăn các loại bánh ngọt. Tuy nhiên, tôi cũng lo ngại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Xin bác sĩ cho biết nên ăn ra sao và những trường hợp nào không nên ăn?

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

WHO khuyến cáo lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi, đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, sirô, nước ép trái cây, nước trái cây cô đặc...) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10%. Bạn nên giảm xuống 5% năng lượng trong một ngày (tương đương khoảng 25 g đường tự do hoặc khoảng 6 muỗng cà phê) để có lợi cho sức khỏe..

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo đối với phụ nữ một ngày không nên tiêu thụ quá 5 thìa cà phê (khoảng 24 g) đường bổ sung. Nam giới không nên tiêu thụ quá 7 thìa cà phê (khoảng 36 g) để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vậy nên lượng đường trong các loại bánh không nên vượt quá mức khuyến nghị này.

Bánh ngọt là món ăn yêu thích của rất nhiều người, tuy nhiên có một số trường hợp nên hạn chế hoặc kiêng loại bánh hấp dẫn này, bao gồm:

Người mắc bệnh lý tiểu đường type 2, mỡ máu, mỡ nội tạng, béo phì, gan nhiễm mỡ...: Những chiếc bánh ngọt nhiều đường có thể góp phần tăng cân và tăng mỡ cơ thể, ngoài ra việc tiêu thụ nhiều đường kéo dài làm tăng đề kháng với insulin, kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng lên, làm trầm trọng thêm bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ và tiểu đường type 2.

Người mắc bệnh tim mạch: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Nghiêm trọng hơn, ăn quá nhiều đường còn có thể dẫn đến đột quỵ.

Người bị mụn trứng cá: Trong bánh ngọt có chứa nhiều carbs tinh chế và đường bổ sung, chúng có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu insulin, dẫn đến tăng tiết androgen, sản xuất dầu và viêm, tăng sự phát triển và làm trầm trọng thêm tình trạng của mụn trứng cá.

Người mắc ung thư: Ăn quá nhiều đường dẫn đến béo phì, tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây kháng insulin... làm giảm tác dụng điều trị ung thư và khiến bệnh nặng hơn.

Người bị trầm cảm: Tiêu thụ nhiều đường có liên quan suy giảm nhận thức, các vấn đề về cảm xúc như lo lắng và trầm cảm, gây hại sức khỏe tinh thần, đặc biệt ở những người đang mắc bệnh trầm cảm.

Trẻ em: Trẻ em khi tiêu thụ quá nhiều bánh ngọt chứa nhiều đường bổ sung có thể dẫn đến các bệnh lý béo phì, sâu răng...

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ như mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Chóng mặt, buồn nôn khi làm việc trên máy tính, điện thoại

Bác sĩ Hữu Khánh cho biết tình trạng chóng mặt, đau đầu sau khi dùng máy tính ngày càng gặp nhiều, phần lớn do áp lực công việc và ít vận động.

Độc giả Phương Trinh

Bạn có thể quan tâm