Dễ sai ngữ âm, trọng âm
Thầy Phan Huy Phúc, nguyên giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội, cho biết, phần lớn học sinh phát âm Tiếng Anh chưa chuẩn cả phần ngữ âm và trọng âm, dẫn đến làm sai dạng bài này.
Hơn nữa, đề thi thường đưa ra những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt, bất quy tắc. Do đó, để đạt điểm tối đa phần này, các em cần học kỹ quy tắc làm bài phát âm, lập danh sách các trường hợp bất quy tắc để ghi nhớ.
Trong quá trình ôn luyện, các em nhớ đọc thành lời những từ để cảm thụ âm thanh chuẩn nhất, đánh trọng âm hoặc phiên âm những từ chắc chắn biết trước. Các từ còn lại dùng phép thử, sao cho nghe hợp lý nhất, sau đó loại trừ dần.
Thầy Phúc cũng chia sẻ thêm, phần điền từ vào câu/điền từ vào đoạn văn/sửa lỗi sai/đồng nghĩa, trái nghĩa trong đề thi, học sinh cũng thường gặp các lỗi ngữ pháp khá phổ biến như:
Bị động: Chuyển câu từ chủ động sang bị động với các cấu trúc chứa động từ hay gặp “have/ make/ let/ allow/ need”…; ghép bị động với To V/Ving theo dạng V to be P2/ V being P2.
Đảo ngữ: Nhận diện được đảo ngữ (trật tự câu bị thay đổi nhằm mục đích nhấn mạnh).
Cấu trúc giản lược: Câu chủ động S+Ving+V(chia theo S); Cấu trúc giản lược: Câu bị động: S+P2+ V(chia theo S).
Chức năng giao tiếp: Lựa chọn không phù hợp ngữ cảnh.
Bài tập về thì: Lỗi liên quan sự kết nối giữa nhiều thì trong 1 câu.
Theo thầy, trước khi thi, học sinh nên học thật kỹ tất cả các chuyên đề ngữ pháp lớn, ghi nhớ vào trọng tâm của từng phần. Học sinh nên học thuộc cách đối đáp trong một số tình huống để làm bài chức năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, các em cần trau dồi từ vựng và học từ vựng hàng ngày, biết cách đoán nghĩa của từ mới dựa vào bối cảnh chứa các từ đó.
Đặc biệt, để không bao giờ mắc lại các lỗi, học sinh nên ghi những câu sai vào cuốn “vở sửa lỗi sai” và thường xuyên xem lại.
Chú ý đọc hiểu
Theo cô Nguyễn Thị Thanh Hương, giáo viên luyện thi đại học Tiếng Anh, nhiều học sinh sợ nhất phần đọc hiểu trong đề thi.
Ở phần này, các em nên tìm hiểu ý chính qua câu mở đầu đoạn, liên kết ý giữa các đoạn, kỹ năng tìm từ khóa và những từ liên quan từ khóa, sau đó quay lại bài đọc để xử lý câu hỏi.
Học sinh chú ý thêm các phương án có thể xuất hiện trong bài nhưng không phải là phần câu hỏi nhắm đến, hoặc không mang nghĩa khái quát đại diện cho toàn bài.
Ba sai lầm dễ gặp khi làm bài thi Vật lý
Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, giáo viên dạy môn Vật lý lâu năm, chỉ ra 3 sai lầm thí sinh thường gặp khi làm bài thi môn này, đồng thời đưa ra lời khuyên để khắc phục.
Thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền tư vấn thi khối C
1
Đạt 9 điểm Ngữ văn và là thủ khoa khối C của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014, Vũ Thu Thủy tư vấn cho thí sinh thi THPT quốc gia làm bài các môn xã hội đạt điểm cao.
Ba sai lầm dễ gặp khi làm bài thi Vật lý
30
Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, giáo viên dạy môn Vật lý lâu năm, chỉ ra 3 sai lầm thí sinh thường gặp khi làm bài thi môn này, đồng thời đưa ra lời khuyên để khắc phục.