![]() |
![]() |
Chè trôi nước thanh mát cho những ngày nắng nóng: Từng viên bột nếp trắng được nặn tròn, bên trong là nhân đậu xanh, rắc chút vừng, ăn với nước cốt dừa, đường thốt nốt. Vị bánh thanh mát, phù hợp trong những ngày nắng nóng. |
![]() |
Biếu bánh ú lấy thơm thảo: Miền Nam và miền Trung món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên. Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân. Ảnh: Quỳnh Trang. |
![]() |
Mâm quả để 'giết sâu bọ': Cũng như các ngày Tết khác ở Việt Nam. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh và ước mong hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu các loại hoa quả như vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa... Ảnh: Quỳnh Trang. |
![]() |
Ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể: Với người dân một số vùng ở miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ. Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Vì thế, trong Tết Đoan ngọ, phần lớn các gia đình đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. |
![]() |
Không vứt giày dép lộn xộn, tránh để tiền rơi: Trong Tết Đoan ngọ ngoài những món ăn không thể thiếu thì chúng ta cần kiêng kỵ một số điều để đem lại may mắn, vượng khí. Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí. Ngoài ra, người dân cũng kiêng kỵ đánh rơi tiền bạc trong ngày này. Rơi tiền bạc không khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. |
![]() |
Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái, không dừng chân ở nơi âm u: Theo quan niệm dân gian, trong ngày Tết Đoan ngọ, nếu bạn có ý định đi mua đồ lưu niệm thì tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc để tránh rước thêm tà về nhà. Nếu xuất hành bạn cũng nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Truyền thống ăn Tết Đoan ngọ ở các vùng khác nhau thế nào
Trong Tết Đoan ngọ, ngoài những món ăn phổ biến như cơm rượu nếp, hoa quả, thịt vịt thì ở một số vùng gần sông nước còn có tục đi tắm sông vào đúng 12 giờ trưa để loại bỏ bệnh tật.
Lớp học chụp ảnh kỷ yếu tái hiện trang phục các dân tộc Việt Nam
Trong bộ kỷ yếu, các bạn học sinh lớp 12A1, trường THPT Võ Văn Kiệt (Kiên Giang) gây ấn tượng khi tái hiện các bộ trang phục đầy màu sắc của 21 dân tộc Việt Nam.
Tết Đoan ngọ cần chuẩn bị gì và cúng vào giờ nào cho đúng?
Trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ ngoài những vật phẩm không thể thiếu như rượu nếp, bánh tro, hoa quả... thì các gia đình nên cúng vào đúng giờ ngọ tức là từ 11-13 giờ.