Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cuộc vượt ngục khó tin nhất thế giới

Người quản ngục không thể ngờ rằng phạm nhân do họ quản thúc lại có thể dễ dàng trốn khỏi tù bằng cách trườn người qua khe hẹp hay giả chết vì mắc bệnh AIDS.

Lucien Rivard (1914 - 2002) thoát khỏi nhà tù bằng cách sử dụng một vòi nước. Ảnh:  Pardonapplications

Lucien Rivard (1914 - 2002) là tội phạm hình sự nổi tiếng với việc thoát khỏi nhà tù bằng cách sử dụng một vòi nước. Năm 1965, bằng sự khéo léo của bản thân, Rivard đã dùng một thứ công cụ tưởng chừng như vô dụng để leo lên bức tường và trốn thoát khỏi nhà tù Bordeaux tại thành phố Montreal, Canada. 

Sau khi tẩu thoát thành công, hắn viết thư cho người khác và nói rằng: "Bạn biết đấy, cuộc sống thật ngắn ngủi. Tôi không có ý định dành cả phần đời còn lại của mình để ở trong tù". Tuy nhiên, vận may đã không mỉm cười với hắn. 4 tháng sau ngày trốn ngục, hắn đã bị bắt và dẫn độ về Mỹ.

Bên trong nhà tù rùng rợn nhất ở Mỹ

Eastern State Penitentiary (ESP), nhà tù đã bị đóng cửa tại Mỹ, từng là nơi giam giữ những trùm xã hội đen khét tiếng của nước này.

Choi Gap Bok đã thoát khỏi nhà tù bằng cách trườn qua khe thực phẩm. Ảnh: Instantcheckmate

Năm 2012, cảnh sát Hàn Quốc bắt Choi Gap Bok vì nghi ngờ tên này liên quan đến một vụ trộm. Tuy nhiên, ngay sau khi bị bắt, Choi đã thoát khỏi phòng giam bằng cách chui qua một khe rộng (15x45) cm. Người đàn ông 52 tuổi chia sẻ, "bí quyết" giúp ông có thể trườn qua khe hẹp như vậy là do ông đã tập yoga suốt hơn 20 năm qua. 

"Tôi đã hỏi xin các nhân viên cai tù một tuýp thuốc mỡ. Họ không nghi ngờ gì. Lợi dụng lúc họ không đề phòng, tôi đã bôi thuốc mỡ và chui qua khe thực phẩm", Choi nói. Tuy nhiên, sau 6 ngày tẩu thoát, người đàn ông 52 tuổi đã bị bắt lại. Cảnh sát đưa ông tới một phòng giam, nơi có khe thực phẩm nhỏ hơn.

Cuộc chiến nội tâm của quản giáo trông coi tử tù

Một cựu quản giáo thừa nhận dù cố gắng giữ thái độ lạnh lùng với tử tù đang chờ ngày kết án song ông vẫn không thể tránh khỏi cảm giác băn khoăn khi nhận nhiệm vụ giám sát họ.

Billy Hayes đã lợi dụng trời bão để trộm thuyền rồi tẩu thoát. Ảnh: Pbs

Tháng 10/1970, Billy Hayes bị bắt khi đang buôn lậu cần sa tại Thổ Nhĩ Kỳ và nhận mức án 30 năm tù. Sau khi cải tạo vài năm trong nhà tù Sagmalcilar và Bakirkoy, Hayes được chuyển đến Imrali, một nhà tù nằm trên hòn đảo thuộc vùng biển Marmara.

Sau một thời gian quan sát, Hayes phát hiện những chiếc tàu cung cấp lương thực cho hòn đảo không được phép neo lại cảng qua đêm, trừ khi gặp điều kiện thời tiết xấu. Mỗi chiếc tàu đều mang theo một chiếc thuyền nhỏ.

Vào một đêm mưa bão, Hayes bắt đầu thực hiện kế hoạch tẩu thoát. Đầu tiên, hắn tấn công một người bảo vệ, lấy bộ đồng phục của anh, chạy đến tàu cung ứng lương thực và ăn cắp một chiếc thuyền. Hắn chạy trốn về phía Hy Lạp và trải qua hành trình dài. Kế hoạch của hắn thành công. Một vài năm sau, Hayes kể lại cuộc vượt ngục ngày hôm đó trong cuốn tự truyện Midnight Express (tạm dịch: Chạy trốn lúc nửa đêm).

Nhà tù kiên cố nhất nước Mỹ và vụ vượt ngục táo tợn

Vụ trốn trại liều lĩnh và bí ẩn trong lịch sử đã diễn ra tại nhà tù vốn được coi là nơi nghiêm ngặt nhất nước Mỹ trong những năm 90.


Julien Chautard đã trốn thoát bằng cách núp dưới gầm chiếc xe áp giải tù nhân. Ảnh: PA

Tháng 3/2009, sau khi phiên tòa khép lại, Julien Chautard lãnh án 7 năm tù. Đáng lý, đội áp tải phạm nhân sẽ đưa nhóm tù nhân trở về nhà giam Pentonvill ở phía bắc London, Anh. Tuy nhiên, trong vài phút lơ là, tên Chautard ranh ma đã nhanh chóng trốn xuống gầm chiếc xe áp giải tù nhân ngày hôm đó. Đến 19h cùng ngày, các nhân viên tại trại giam mới phát hiện ra sự vắng mặt của Chautard. Cán bộ tại nhà tù cố gắng tìm kiếm tung tích của phạm nhân bỏ trốn nhưng đã thất bại. Sau khi kiểm tra các đoạn băng video an ninh, nhà chức trách mới phát hiện cách thức giúp Chautard thoát khỏi nhà tù. 

Steven Jay Russell trốn khỏi nhà tù bằng cách giả chết vì mắc bệnh AIDS. Ảnh: George Hixson

Steven Jay Russell là một kẻ mưu mẹo. Bản án dành cho hắn là 144 năm tù. Russell luôn bị quản chế đặc biệt tại nhà tù Texas (Mỹ) vì tội danh lừa đảo và "tiền án tiền sự" của các cuộc vượt ngục trước đó. 

Năm 1998, trong khoảng thời gian 10 tháng, hắn giả vở mang các triệu chứng của bệnh AIDS. Russell gần như không ăn gì và uống thuốc nhuận tràng để thân thể ngày càng hốc hác. Trong quá trình đó, hắn cũng làm giả hồ sơ y tế và gửi đến các bộ phận liên quan và thuyết phục họ cho phép hắn được chuyển đến một nhà điều dưỡng. 

Tại đây, Russell đã giả làm bác sĩ và gọi điện đến nhà tù để báo cáo quá trình chăm sóc bệnh nhân. Một tuần sau, hắn thông báo rằng, Russell đã chết, sau đó hắn tẩu thoát. Tuy nhiên, nhà chức trách đã phát hiện và bắt hắn ngay sau đó.

Dwight Worker thoát khỏi nhà tù nhờ giả gái. Ảnh: Free Johnny Dare

Năm 1973, Dwight Worker bị bắt tại sân bay Benito Juarez (Mexico) khi đang buôn lậu ma túy. Hắn bị giam tại nhà tù Black Palace. Sau vài năm, hắn tình cờ quen Barbara Chilcoate, một sinh viên tới thăm trại phạm nhân. Chilcoate đã giúp hắn tuồn một bộ trang phục phụ nữ vào nhà giam. Worker đã dùng bộ đồ đó, cải trang thành một cô gái, qua mặt bảo vệ và trốn thoát. Sau này, Chilcoate trở thành vợ của Worker.

Frank Morris, John Anglin và Clarence Anglin đã thực hiện cuộc vượt ngục phức tạp nhất trong lịch sử. Ảnh: Wikipedia

Nhà tù Alcatraz tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ biệt lập với thế giới ở vịnh San Francisco (Mỹ). Trong suốt thời gian hoạt động, chưa tù nhân nào vượt ngục thành công. Tổng cộng 36 tù nhân đã tham gia 14 lần vượt ngục. Trong đó, đa phần những kẻ đào tẩu đều bị bắt. Số còn lại đều thiệt mạng. Tuy nhiên, cuộc vượt ngục năm 1962 của Frank Morris, John Anglin và Clarence Anglin lại gây tranh cãi nhất. Cảnh sát cho rằng, 3 kẻ vượt ngục đã chết đuối trên vịnh San Francisco sau khi tẩu thoát khỏi đảo Alcatraz. Một số khác tin rằng, những phạm nhân năm đó vẫn còn sống.

Tháng 9/1961, Morris cùng anh em nhà Anglin đã lập kế hoạch tẩu thoát. Hôm 11/6/1962, họ chế tạo những chiếc đầu giả (làm từ xà phòng, giấy vệ sinh và tóc thật) và để trên giường nhằm đánh lừa các nhân viên nhà tù kiểm tra vào ban đêm. Sau đó, 3 phạm nhân chui qua đường hầm mà họ đã dùng thìa đào trong suốt một năm, trèo lên ống thông gió qua một ống khói và lên nóc nhà tù. Tiếp đến, chúng trèo xuống và trốn thoát trên bè cao su. Sáng hôm sau, những người cai ngục tại nhà tù Alcatraz mới phát hiện ra, Morris cùng anh em nhà Anglin đã tẩu thoát.

Bên trong nhà tù nhân văn nhất thế giới

Nhân viên an ninh tại trại giam sang trọng Halden Fengsel của Na Uy không mang súng mà dành thời gian cho việc ăn uống và chơi thể thao cùng phạm nhân.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm