Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NHNN chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của SHB Finance

SHB Finance đã được chuyển đổi hình thức pháp lý từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH.

SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn đợt 1 của SHB Finance cho đối tác Krungsri (Thái Lan) vào tháng 5 tới. Ảnh: SHB.

Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chấp thuận việc chuyển đổi hình thức pháp lý, đồng thời cấp Giấy phép thành lập và hoạt động mới cho Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) trong lộ trình thực hiện chuyển nhượng vốn cho Ngân hàng Krungsri của Thái Lan.

Cụ thể, theo quyết định của NHNN cùng Giấy phép thành lập mới cấp, SHB Finance đã được chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Theo Giấy phép thành lập, SHB Finance có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sở hữu 50% và Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan sở hữu 50%. Các thông tin về trụ sở công ty, loại hình kinh doanh không thay đổi.

Theo lãnh đạo SHB, đây là một trong những bước cuối cùng trong lộ trình chuyển nhượng vốn điều lệ của ngân hàng nắm giữ tại SHB Finance cho Krungsri - thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG (Nhật Bản).

Trước đó, NHNN cũng đã ban hành văn bản chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý và danh sách nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2025 và Tổng giám đốc của SHB Finance, trong đó có các thành viên đến từ SHB và Krungsri.

Theo thỏa thuận ký đầu tháng 8/2021, SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm. Đợt chuyển nhượng 50% vốn điều lệ đợt đầu tiên dự kiến tổ chức trong tháng 5 tới.

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc SHB, cho biết việc chuyển nhượng vốn cho Krungsri sẽ mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông SHB, tạo thêm nguồn lực để SHB tiếp tục tăng cường năng lực tài chính và các yếu tố nền tảng, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho quá trình chuyển đổi số…

Bên cạnh đó, nguồn thặng dư từ thương vụ cũng giúp SHB tăng cường bộ đệm vốn, một trong những cơ sở để đẩy nhanh lộ trình triển khai Basel III và áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong năm nay.

Trong khi đó, bà Olena Khlon, Phó tổng giám đốc thường trực SHB Finance cho biết thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng, cùng với sự quản lý và vận hành tốt của Chính phủ, Việt Nam hiện là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Với sự đồng hành của Krungsri, tổ chức tài chính mạnh trong khu vực sẽ giúp SHB Finance sớm thực hiện được mục tiêu trở thành một trong những công ty tài chính hàng đầu.

Sau gần 5 năm hoạt động, SHB Finance hiện nằm trong Top 10 công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất tại thị trường Việt Nam với mạng lưới kinh doanh tại 51 tỉnh thành cùng hơn 7.000 nhân viên.

NHNN yêu cầu ngân hàng giải thích lý do lãi suất cho vay vẫn cao

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đây thậm chí mới là mức lãi suất cho vay bình quân ở một số ngân hàng, như vậy sẽ có những khoản vay phải chịu lãi suất cao hơn.

Lãnh đạo MBBank nói về khoản đầu tư trái phiếu bất động sản

Lãnh đạo MBBank cho biết hiện các khoản cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng đều có tài sản đảm bảo và sẽ không để phát sinh nợ xấu trong năm nay.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm