Ước tính giá vật tư nói chung đã giảm khoảng 10% so với cách đây một năm, song ông Nguyễn Văn Tuân - Giám đốc Công ty Xây dựng Hưng Gia Phát cho biết doanh nghiệp vẫn chưa hết khó vì đà tăng trước đó được tính bằng lần, do đó tổng chi phí xây dựng hiện nay vẫn cao hơn trước khoảng 25%.
Đây là mặt bằng giá mới của thị trường, chủ đầu tư hiện tại dù khó khăn vẫn không thể đòi hỏi đơn giá xây dựng như trước", ông nói
Từ ngày 1/9, giá thép đã nhích tăng trở lại, nhưng lần đầu 23/8, giá thép trong nước tiếp tục giảm, tuy nhiên trong hơn 3 tháng qua, giá mặt hàng này đã giảm 15 lần, khoảng trên dưới 5 triệu đồng/tấn.
Tuy giảm tới 15 lần liên tiếp nhưng nhưng mức giảm chưa nhiều, các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng vẫn gặp khó khi giá nguyên vật liệu khác như xi măng, cát, nhựa đường... vẫn neo cao.
GÍA THÉP HÒA PHÁT MIỀN BẮC TRONG 15 LẦN GIẢM LIÊN TIẾP | ||||||||||||||||
Nhãn | 11/5 | 17/5 | 31/5 | 1/6 | 6/6 | 19/6 | 27/6 | 9/7 | 17/7 | 22/7 | 27/7 | 2/8 | 8/8 | 15/8 | 23/8 | |
D10 CB300 | triệu đồng/tấn | 19.04 | 18.74 | 18.28 | 17.81 | 17.51 | 17 | 16.8 | 16.6 | 16.5 | 16.39 | 16.24 | 16.04 | 15.74 | 15.43 | 15.13 |
CB240 | 18.63 | 17.83 | 17.46 | 17.25 | 16.95 | 16.65 | 16.5 | 16.24 | 15.99 | 15.69 | 15.38 | 15.18 | 14.88 | 14.57 | 14.37 |
Vẫn gặp khó
Từ quý IV/2020 đến nay, giá thép tăng 20-60% so với đầu năm 2021. Cuối năm 2020, giá cát dao động 300.000-320.000 đồng/m3 nay tăng lên 360.000 đồng/m3. Giá nhựa đường cuối quý IV/2020 là 11.000 đồng/kg nay là 15.500 đồng/kg. Giá xi măng tăng từ 1.400 đồng/kg lên 1.980 đồng/kg.
Đối với thị trường xi măng, bên cạnh áp lực dư cung, ngành này còn phải đối diện với chi phí đầu vào như giá nguyên liệu sản xuất như than, điện, vỏ bao, đặc biệt là xăng dầu... đều tăng.
"Không có loại vật liệu xây dựng nào không tăng. Nếu tính theo %, giá thành của các dự án xây dựng trong năm nay tăng 18-30%", Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam thông tin vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hay bù giá cho nhà thầu.
Trao đổi với Zing, đại diện Coteccons cho biết theo báo cáo từ phòng thu mua của doanh nghiệp, giá thép có xu hướng điều chỉnh giảm so với đỉnh điểm tháng 4. Tuy nhiên mức giá này cũng chưa phải là tốt so với cùng kỳ 2021 và trước khi có đại dịch Covid-19.
"Từ ngày 28/8, thép đã quay đầu tăng trở lại trong bối cảnh các nhóm vật liệu xây dựng khác đều đang có xu hướng tiếp tục tăng. Khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp như Coteccons, bởi các dự án của đơn vị là những dự án lớn và kế hoạch sản xuất thường đi trước 3-6 tháng", vị này nói.
Doanh nghiệp thường ký hợp đồng trước 3-6 tháng, do đó nếu giá vật liệu xây dựng đầu vào lại tăng sẽ là một cú sốc rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Đại diện Coteccons.
Theo đại diện Coteccons, trong tỷ trọng một số nhóm vật liệu xây dựng tại các dự án, thép chiếm khoảng 8-13%; Concrete 5-7%; MEP (thiết bị điện) khoảng 9%; vật liệu khác như cement, gạch, sơn... chiếm 0,5%
Doanh nghiệp cùng các bên liên quan đã phối hợp làm việc để có thể đi đến những điều khoản thỏa thuận với chủ đầu tư nếu giá vật liệu xây dựng biến động mạnh vượt biên độ thỏa ước ban đầu sẽ có những buổi họp bàn để điều chỉnh giá.
"Tuy nhiên nếu giá thép và giá vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao chắc chắn giá sản phẩm sẽ tăng theo kéo theo chủ đầu tư cũng sẽ buộc phải tăng giá bán sản phẩm trước khi hoàn thiện", đại diện nhà thầu này thông tin.
Gặp khó về dòng tiền
Đang thực hiện tổng cộng 39 dự án với tổng giá trị hợp đồng ký mới lên đến 16.000 tỷ đồng, tuy nhiên, đại diện Coteccons thừa nhận đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, thiếu lực lượng lao động do dịch Covid-19.
Đặc biệt, việc siết tín dụng, trái phiếu khiến một số chủ đầu tư gặp khó về dòng tiền làm việc tái đầu tư các dự án mới là nguồn việc trong tương lai của Coteccons cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tương tự, trao đổi với Zing, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, cho biết các vấn đề trượt giá, lạm phát và mới nhất là tín dụng đang khiến chủ đầu tư thiếu tiền triển khai dự án, chậm thanh toán cho nhà thầu.
Riêng tại Hòa Bình, các khoản phải thu tính đến hết tháng 6 cũng đã tăng lên đến 13.000 tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng tài sản của doanh nghiệp. Người đứng đầu HĐQT cho biết công ty đã có phương án thu hồi một số khoản nợ trong số này, thời gian tới sẽ xử lý dần nợ đọng.
"Các khó khăn của nhà thầu xây dựng đã xuất hiện từ vài năm trước, đến nay họ vẫn cố gắng cầm cự. Tuy nhiên cũng có những nhà thầu đã phải bỏ nghề, chuyển sang lĩnh vực khác. Tôi cho rằng phải mất một thời gian nữa ngành xây dựng trong nước mới ổn", ông Lê Viết Hải nói với Zing.
Ngoài ra, theo Giám đốc Công ty Xây dựng Hưng Gia Phát, trong khi các nhà thầu triển khai dự án lớn phải đối diện với tình trạng chủ đầu tư cạn vốn, chậm thanh toán cho đơn vị thi công, thậm chí ngừng thi công, thì các nhà thầu làm công trình dân dụng cho hộ gia đình, cá nhân như doanh nghiệp ông lại chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Nhu cầu xây dựng đang tăng cao trở lại, nhưng lượng nhà thầu lại tăng rất mạnh buộc doanh nghiệp ông Tuân phải căng não tính toán mức giá chào thầu hợp lý.
"Thị trường hiện nay rất loạn, có những ông thợ làm được vài năm cũng bon chen ra làm thầu, chào giá lung tung mà không hoạch định được bài toán tài chính. Thực tế này làm ảnh hưởng đến các đơn vị như chúng tôi, bởi người dân chỉ biết chọn đơn vị báo giá thấp chứ không rõ chất lượng xây dựng, hay nhà thầu có làm dự án đến cùng hay không", ông Tuân giãi bày.
Theo ông, đây là lý do hiện tại, doanh nghiệp đứng ra chào giá 20-30 công trình mới trúng thầu được vài dự án, trong khi tỷ lệ thành công trước đây phải lên đến 60-70%.
Cạnh tranh ngành xây dựng đang rất khốc liệt khi lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều mà nguồn cầu chưa tăng tương ứng.
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
Xác nhận tình trạng này, ông Lê Viết Hải cũng nhấn mạnh cạnh tranh ngành xây dựng đang rất khốc liệt khi lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều mà nguồn cầu chưa tăng tương ứng.
"Nhiều chủ đầu tư sau đại dịch vẫn chưa thể phục hồi, đầu tư nước ngoài cũng không tăng như dự báo, do đó bất động sản dân dụng, công nghiệp lẫn hạ tầng đều không tăng mạnh mẽ như kỳ vọng. Thậm chí, bất động sản nghỉ dưỡng còn giảm nhu cầu xây dựng. Khối lượng công việc của các nhà thầu đang ít lại", Chủ tịch xây dựng Hòa Bình nhận định.
Không chỉ chịu sự cạnh tranh khốc liệt, nợ đọng xây dựng lớn, nhiều nhà thầu khác cho biết họ đang gặp hàng loạt khó khăn như vướng mắc về thủ tục thanh, quyết toán hợp đồng dự án xây dựng; thủ tục đầu tư dự án quy mô vừa và nhỏ phức tạp; định mức xây dựng chưa sát với thực tế...