Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền video ghi lại hình ảnh một người đàn ông nằm bất động giữa đường ở khu vực chân cầu vượt Cây Gõ đoạn qua địa bàn phường 2, quận 11, TP.HCM.
Video này được chia sẻ trên nhiều trang Facebook với nội dung "người vô gia cư nằm chết trên đường Ba Tháng Hai". Bên cạnh đó, một số tài khoản bình luận cho rằng người này tử vong do mắc Covid-19.
![]() |
Một số tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật. |
Liên quan đến vụ việc, ngày 18/8, lãnh đạo UBND 2 (quận 11) khẳng định thông tin trên mạng xã hội là sai sự thật. Vụ việc xảy ra vào ngày 17/8, người đàn ông nằm bất động giữa đường Ba Tháng Hai trong clip được đăng tải trên mạng xã hội không hề tử vong.
"Thời điểm đó, người đàn ông này bị ngất xỉu chứ không phải tử vong. Chúng tôi phát hiện ông ta ngất do say xỉn khi uống bia rượu chứ không phải tử vong do Covid-19 hay vì đói", lãnh đạo địa phương thông tin.
UBND phường 2 cho biết người này tên C.C. (55 tuổi), có nơi cư trú ở phường 7, quận 11. Ông C. bị bại liệt, thường hay tự đẩy xe lăn qua khu vực cầu vượt Cây Gõ xin đồ ăn của người đi đường và tiền bạc để mua bia rượu.
Sau khi phát hiện ông C. bị ngất trên đường, chính quyền phường 2 đã cử nhân viên y tế tới để đưa người đàn ông này về địa phương và cho ăn uống, chăm sóc y tế.
UBND phường 2 cho biết đã liên hệ với tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật để đề nghị gỡ bài. Chủ tài khoản sau đó đã gỡ bài và cam kết không đăng tải những thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội.
Thông tin bác sĩ 'nhường máy thở để cứu sản phụ song thai' là hư cấu
Cơ quan chức năng khẳng định thông tin về một bác sĩ tên Khoa chấp nhận "nhường máy thở của ba mẹ để cứu sản phụ song thai" là tin giả.
Thành ủy TP.HCM: Dân bỏ về khi tiêm vaccine Trung Quốc là tin giả
Thành ủy TP.HCM khẳng định ngày 13/8, quận 12 không tổ chức tiêm vaccine. Các cơ quan chức năng của thành phố đang truy tìm và xử lý nghiêm người đăng tải thông tin giả.
TP.HCM xác minh hành vi giả mạo, trục lợi trong vụ 'bác sĩ Trần Khoa'
Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nhận định có nhóm hoạt động với sự tham gia của một số tài khoản giả liên quan vụ tin hư cấu về "bác sĩ Trần Khoa".