Khuya 1/10, một thuyền hành nghề giã của ngư dân Mũi Né khi đánh bắt ở vùng biển Phan Thiết bất ngờ phát hiện 1 con rùa biển có màu xám sẫm, lưng có 7 gờ dọc như múi khế đã chết trước đó.
Đối với người dân vùng biển rùa này là một loài vật linh thiêng, được ngư dân gọi là Bà Khế. Khi phát hiện Bà Khế lụy (chết) thì phải được an táng trang trọng.
![]() |
Con rùa biển lớn. |
Vì vậy, sáng 2/10 chủ tàu đã đưa rùa biển vào Vạn Bình An (là nơi chôn cất những loài thuỷ sản linh thiêng như cá ông, rùa biển…) để làm nghi lễ an táng theo phong tục.
Ông Huỳnh Mẫn, một lão ngư ở Mũi Né cho biết theo tín ngưỡng của người dân vùng biển, làng nào phát hiện Bà Khế luỵ và chôn cất sẽ làm ăn khấm khá, ngư dân đi biển sẽ bình an và đánh bắt được nhiều tôm cá. Người phát hiện ra Bà Khế lụy sẽ phải để tang 3 năm theo phong tục.
Được biết, rùa da là loài rùa không có mai xương, lưng của chúng có lớp da dày màu xám sẫm hoặc đen. Dọc lưng rùa da có 7 đường gờ riêng biệt như múi khế nên còn gọi là rùa khế.
![]() |
Đối với người dân vùng biển, rùa này là một loài vật linh thiêng. |
Đây là loài rùa biển lớn nhất, là loài bò sát thứ tư sau 3 loài cá sấu. Con rùa da trưởng thành nặng khoảng 250 kg đến 700 kg, con lớn nhất nặng gần 1 tấn.
Rùa da có tên trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Rùa biển quý hiếm nặng 70 kg mắc lưới ngư dân Quảng Trị
1
Cá thể rùa biển quý hiếm màu vàng nặng 70 kg, dài gần 1 m, mắc lưới ngư dân được cơ quan chức năng giải cứu, thả về môi trường tự nhiên.
Rùa 70 kg bị thương, dạt vào bờ biển Nam Định
3
Đang hành nghề ở cửa sông Ninh Cơ, các ngư dân Nam Định phát hiện một cá thể rùa nặng 70 kg, dài 1,2 m trong tình trạng bị thương nặng.
Hơn 100 con rùa được thả về biển Hòn Cau
2
Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Tuy Phong, Bình Thuận) vừa ấp nở và thả về biển 103 con rùa. Trong tháng 7, nơi đây đã di dời, ấp nở 3 ổ trứng, thả về đại dương hơn 300 con rùa con.