Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bản hùng ca bi tráng về những người lính Vị Xuyên

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra đầy khốc liệt. Sự hy sinh của các chiến sĩ sẽ vẫn luôn được lưu giữ lại trong cả trái tim và những áng văn thơ.

Nậm Ngặt mây trắng (Nhà xuất bản Văn học) là một trong những tác phẩm hiếm hoi tái hiện lại hình ảnh bất khuất của các chiến sĩ trên chiến trường Vị Xuyên - những người con Việt Nam ra trận với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tác phẩm này của tác giả Nguyễn Hùng Sơn sáng tác và vinh dự giành được Giải thưởng Hạng B, Văn học nghệ thuật (2014-2019) của Bộ Quốc phòng.

Trước hết, Nậm Ngặt mây trắng được đánh giá cao bởi cuốn tiểu thuyết đã tái hiện sinh động một thời quá khứ rực lửa đối với các chiến sĩ. Vì Tổ quốc, vì đồng bào, họ không tiếc xương máu, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của ông cha. Ngày ngày, quân địch nã hàng đạn đại bác, đạn cối sang trận địa bên ta với mục đích khuất phục ý chí các chiến sĩ bộ đội.

Trận chiến khốc liệt, mồ hôi máu chảy nhiều không làm nhụt tinh thần của người lính. Điều này được thể hiện rõ trong từng câu từ của Nậm Ngặt mây trắng. Trong cuốn tiểu thuyết của tác giả Nguyễn Hùng Sơn, cuộc chiến tại Nậm Ngặt, Vị Xuyên được miêu tả đầy chân thực:

“Thế là cả mũi hơn 30 người nay chỉ còn 5 người chưa bị thương và mũi trưởng Minh chỉ có thể ngồi một chỗ để bắn súng, ném lựu đạn”, (Tr.151) và “Số còn lại (của đại đội 10) gồm 19 người rơi vào vòng vây của địch đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh đến người cuối cùng”, (Tr.159).

Sách Nậm Ngặt mây trắng. Ảnh: Thành Đông.
Nam Ngat may trang anh 1
Nam Ngat may trang anh 1

Sách Nậm Ngặt mây trắng. Ảnh: Thành Đông.

Trong cuộc chiến ấy, bom đạn - chiến đấu - đổ máu - hy sinh là những gì thế hệ sau này có thể mường tượng rõ nhất thông qua tác phẩm này. Trên, dưới, trái phải đâu đâu cũng là tiếng súng, tiếng bom.

Đối nghịch với thực tại đáng sợ đó tuyệt nhiên không phải là sự sợ hãi hay chùn bước mà cái chúng ta cảm nhận rõ nhất sự kiên cường. Các chiến sĩ không sợ ngã xuống, cái họ lo nghĩ là khi mình ra đi rồi, ai sẽ tiếp tục sát cánh chiến đấu bên đồng đội để bảo vệ đồng bào. Lời thề “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử” của người lính Vị Xuyên năm nào vẫn còn gây biết bao bồi hồi, xúc động cho những người ở lại.

Với Nậm Ngặt mây trắng, giá trị của tác phẩm còn nằm ở những câu chuyện đậm tính nhân văn phía sau chiến trường. Mà nổi bật nhất trong đó là tình đồng đội, đồng chí của bộ ba Trần Việt Hưng, Vũ Ngọc Ngạn và Phan Văn Lê. Ba chiến sĩ, mỗi người một tính cách, thậm chí ban đầu họ còn không có quá nhiều thiện cảm với nhau.

Với Trần Việt Hưng, anh từng có mặt tại chiến trường miền Nam, chiến trường Lào, đảm đương nhiều trọng trách quan trọng. Tim anh khao khát ngày đoàn tụ với vợ con. Nhưng lý trí của anh căm thù quân giặc, luôn sẵn sàng ra trận mỗi khi Tổ quốc cần anh. Hưng không chỉ có khả năng chỉ huy mà còn sở hữu trái tim nhân hậu cùng ánh mắt đầy bao dung.

Với chiến sĩ Phan Văn Lê - người trốn đơn vị về viếng bà nội - anh cho rằng: “Không có tình yêu thương người thân, người nuôi dưỡng mình thì làm sao có được tình yêu quê hương, đất nước”, (Tr.30).

Còn với Vũ Ngọc Ngạn, người chiến sĩ vẫn còn nhiều hồ nghi về Hưng, anh lựa chọn cách ứng xử bao dung khi xảy ra sự cố. Chính điều này đã giúp Ngạn tỉnh ngộ và trở lại với đúng những phẩm chất tốt nhất của người chiến sĩ.

Có thể nói, đề tài chiến tranh chưa bao giờ là một mảng nội dung dễ tiếp cận, dễ viết. Để có thể thành công, nó đòi hỏi sự trải nghiệm, chiêm nghiệm và hơn hết là đồng cảm. Và cả ba điều đó đều được thể hiện một cách tinh tế dưới ngòi bút của Nguyễn Hùng Sơn thông qua tiểu thuyết Nậm Ngặt mây trắng.

Dưới góc nhìn của tác giả, chiến tranh được thể hiện trần trụi, chân thực mà không kém phần xúc động. Mối quan hệ giữa bộ đội với nhân dân hay đặc biệt là tình đồng đội được khắc họa rõ nét thông qua sự tương tác giữa các tuyến nhân vật.

Bài liên quan

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm