Theo Harvard Business Reviews (HBR), chỉ trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đang là một trong số những chủ nợ lớn nhất thế giới, chiếm hơn 5% GDP toàn cầu. Số nợ công mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sở hữu hiện đã vượt qua nhiều kênh cho vay truyền thống như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thậm chí hơn tổng các chủ nợ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gộp lại.
Báo cáo này còn cho biết Chính quyền Trung Quốc và các công ty con tại nước này đã rút khoảng 1.500 tỷ USD tiền mặt và tín dụng cho vay với hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Trước đó, Trung Quốc từng là “trùm cho vay” lớn nhất của Mỹ.
Cho đến tháng 6/2019, vị trí này được chuyển sang Nhật Bản khi nước này bơm thêm 21,9 tỷ USD để mua các loại trái phiếu chính phủ Mỹ, nâng tổng giá trị nắm giữ nợ công Mỹ lên 1.112 tỷ USD. Số tiền Mỹ đang nợ Trung Quốc tính đến tháng 3 vào khoảng 1.100 tỷ USD.
Theo một bài viết trên tờ Bloomberg, nhận định nợ quốc gia của Mỹ tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ, song bất ngờ tăng vọt vào những năm gằn đây khi chính phủ nước này tích cực bơm tiền vào nền kinh tế gây ra cú sốc tài chính.
Trong khi đó, vai trò của Trung Quốc trong chuỗi thương mại toàn cầu ngày càng thể hiện rõ rệt, song ảnh hưởng của nó đến tài chính quốc tế vẫn còn thiếu minh bạch về hệ thống dữ liệu.
Vậy tại sao Trung Quốc lại sở hữu nhiều nợ công của Mỹ? Có hai bài toán kinh tế được đặt ra vào lúc này. Đầu tiên, Trung Quốc cho Chính phủ Mỹ vay tiền (hay mua nợ công Mỹ) do muốn thực hiện việc “nhân dân tệ hóa” các giao dịch quốc tế, nhằm thu về lượng ngoại tệ khổng lồ từ các hoạt động ngoại thương.
Việc “dựa hơi” vào đồng bạc xanh từ lâu đã trở nên phổ biến đối với nhiều quốc gia kể từ Hội nghị Bretton Woods năm 1944.
Ngoài ra, thu ngoại tệ về sẽ giảm chi phí xuất khẩu cho Trung Quốc. Theo đó, củng cố sự ổn định cho đồng nhân dân tệ, chưa kể đến việc đồng USD từ lâu được xem là đồng tiền có giá trị và an toàn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ có nhiều tác động đáng kể đến thặng dư thương mại. Khi Trung Quốc thu về các hóa đơn bằng đồng USD dưới dạng kho bạc, giá trị của nó sẽ được tăng lên. Đổi lại, người tiêu dùng Mỹ mua được sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc và có thêm nguồn vốn đầu tư chảy vào.
Hàng loạt ông trùm dược phẩm chạy đua chế tạo vaccine chống Covid-19
Johnson & Johnson là công ty dược phẩm được định giá cao nhất thế giới, với 10,9 tỷ USD. Đây cũng là công ty đang nghiên cứu vaccine chống Covid-19.
Các tập đoàn lớn Mỹ 'nhận vơ' 600 triệu USD tiền cứu doanh nghiệp nhỏ
Bộ Tài chính Mỹ yêu cầu các tập đoàn lớn phải trả lại số tiền từ gói cứu trợ của chính phủ liên bang dành cho doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn trong dịch Covid-19.
Vinamilk báo doanh thu kỷ lục 61.783 tỷ đồng năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh. Ông lớn đầu ngành sữa kỳ vọng mảng xuất khẩu cũng sẽ trở thành trụ cột chiến lược trong tương lai.