Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ bắt đầu rút nhân viên ngoại giao khỏi Kazakhstan

Washington bắt đầu cho phép nhân viên ngoại giao rời Almaty, đồng thời tỏ thái độ hoài nghi việc Nga đưa quân vào Kazakhstan.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/1 thông báo đã cho phép nhân viên chính phủ làm việc tại tổng lãnh sự quán ở thành phố Almaty rời khỏi Kazakhstan nếu có nhu cầu, Reuters đưa tin.

"Công dân Mỹ ở Kazakhstan cần lưu ý các vụ biểu tình bạo lực có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng của Đại sứ quán Mỹ thực hiện bảo hộ lãnh sự, kể cả việc hỗ trợ người Mỹ rời khỏi Kazakhstan", Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo.

Cùng ngày, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp đang diễn ra ở Kazakhstan. Mỹ cũng đặt câu hỏi về việc liên minh do Nga dẫn đầu đưa quân tới quốc gia Trung Á.

bieu tinh kazakhstan anh 1

Lực lượng an ninh Kazakhstan triển khai trên đường phố Almaty. Ảnh: AP.

"Tôi tin rằng chính phủ Kazakhstan có đầy đủ khả năng để xử lý ổn thỏa các vụ biểu tình, theo cách bảo đảm tôn trọng quyền của người biểu tình, duy trì luật pháp và trật tự", Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói.

Ông Blinken cho biết Washington hoài nghi về sự cần thiết khi chính phủ Kazakhstan yêu cầu quân đội nước ngoài can thiệp.

Hôm 7/1, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã trao quyền cho lực lượng thực thi pháp luật Kazakhstan nổ súng “không báo trước" để dập tắt các cuộc biểu tình bạo lực đang làm tê liệt nước này.

Cùng ngày, truyền thông nhà nước Kazakhstan đưa tin 18 nhân viên an ninh và 26 người biểu tình đã bị giết trong các cuộc đụng độ. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Kazakhstan cho hay hơn 3.800 người đã bị bắt giữ tính đến nay.

Kazakhstan đang đối mặt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1991. Nguyên nhân các cuộc biểu tình là tình trạng giá cả nhiên liệu leo thang chóng mặt chỉ trong vài tuần.

Người chết nằm trên đường phố Kazakhstan

Số người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa người tham gia bạo loạn và nhân viên an ninh đã tăng lên tại Kazakhstan giữa lúc Tổng thống Kazakhstan Tokayev từ chối đàm phán.

Vì sao liên quân Nga đưa lực lượng tới 'lò lửa' Kazakhstan

Tình trạng bất ổn ở Kazakhstan đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là Nga - vốn coi Kazakhstan là đồng minh và một phần trong phạm vi ảnh hưởng tại Trung Á.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm