Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 25/11 cho rằng ASEAN đã bị lôi vào cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á. Ông Lorenzana nhận định với việc tìm được tiếng nói và cách tiếp cận chung thì khối ASEAN có thể bảo đảm duy trì ổn định ở khu vực.
"ASEAN sẽ tạo được ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề và sự kiện trên Biển Đông khi cùng hành động như một thể thống nhất", Bộ trưởng Lorenzana nói.
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Ảnh: AP. |
Năm 2020, Trung Quốc tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự và bán quân sự trên Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ nhiều lần triển khai tàu chiến thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải. Washington và Bắc Kinh cáo buộc lẫn nhau cố ý khiêu khích.
"Căng thẳng trên Biển Đông đang leo thang, Trung Quốc sẽ tiếp tục cáo buộc Mỹ và các nước khác khiêu khích, gây bất ổn, và rằng phương Tây đang tìm cách kiểm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc", Bộ trưởng Lorenzana nói.
Theo bộ trưởng Quốc phòng Philippines, các quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng nguy cơ xung đột vũ trang ở khu vực đang gia tăng.
Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện và tham gia vào các vấn đề trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, ông Lorenzana khẳng định.
Trong năm 2020, tàu chấp pháp của Trung Quốc đã xung đột với 4 trong 5 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông.
Theo Bộ trưởng Lorenzana, kể từ tháng 5, tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đã trở thành vấn đề trọng tâm trong thảo luận giữa ASEAN với các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Pháp và Mỹ.
"Điều này cho chúng ta thấy Biển Đông có vai trò quan trọng với nhiều quốc gia", ông Lorenzana nói.
'Chính sách của Mỹ về Biển Đông định hình rõ nét dưới thời ông Trump'
Nhiều chuyên gia cho rằng chính sách của Mỹ ở Biển Đông đã được định hình rõ nét dưới thời Tổng thống Trump, nên chính quyền Mỹ sắp tới ít khả năng điều chỉnh lớn về chiến lược.
Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa xuyên lục địa để đề phòng Triều Tiên
Cuộc thử nghiệm là bước đi đầu tiên của Lầu Năm Góc nhằm đẩy mạnh chương trình phòng thủ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Thế giới hành động ra sao để đối phó 'cơn địa chấn' thuế quan?
Áp thuế đáp trả, đàm phán để giảm thuế và thúc đẩy sản xuất nội địa nhằm giảm phụ thuộc thương mại quốc tế là các giải pháp mà lãnh đạo thế giới chọn trước đòn thuế quan của Mỹ.