Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lưu tế bào gốc máu cuống rốn chữa bệnh nan y

Thay vì vứt bỏ như trước đây, dây rốn và bánh rau đang được tận dụng như nguồn tài nguyên quý giá.

Đó là chia sẻ của thạc sĩ, bác sĩ CKII Lưu Quốc Khải, nguyên Trưởng khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tại talkshow “Lưu trữ máu cuống rốn - của để dành mẹ trao con”.

Luu tru te bao goc mau cuong ron anh 1

Máu cuống rốn là phần còn lại trong dây rốn và bánh rau khi sản phụ sinh em bé. Ảnh: 30seconds.

Bác sĩ Khải giải thích máu cuống rốn là phần còn lại trong dây rốn và bánh rau khi sản phụ sinh em bé. Phần này chứa một lượng lớn tế bào gốc tạo máu, có khả năng thay thế tế bào gốc tủy xương hoặc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.

Trước đây, cuống rốn và rau thai thường được bỏ đi sau mỗi ca sinh nở như một loại rác thải y tế.

Còn hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn được ứng dụng điều trị cho các bệnh lý về máu ác tính (ung thư máu), di truyền (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) hoặc tự miễn (tiểu đường).

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình - Phó trưởng khoa Huyết học - Bệnh viện Nhi Trung ương - cũng cho biết lấy máu cuống rốn là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau cho cả mẹ và bé, có thể áp dụng cho cả sinh mổ và đẻ thường. Máu cuống rốn được lấy ngay khi sản phụ vừa sinh, được xử lý, đông lạnh và lưu trữ được hơn 20 năm.

Trước khi sinh, người mẹ cần đến các cơ sở lưu trữ tế bào máu cuống rốn xét nghiệm sức khỏe nhằm đảm bảo bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm, ung thư, miễn dịch, nhiễm trùng,... Sau quá trình thu thập, máu cuống rốn cần được thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo đủ điều kiện lưu trữ.

Bác sĩ cứu bệnh nhi còn nằm trong bụng mẹ

Thay vì đình chỉ thai kỳ, em bé vẫn được giữ trong bụng người mẹ bị vỡ tử cung nhờ kỹ thuật truyền dịch vào buồng ối.

Thuận Anh

Bạn có thể quan tâm