![]() |
Việc nạp đủ nước giúp bạn minh mẫn, nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn. Ảnh: Shutterstock. |
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, nâng cao tinh thần, chống bệnh tật và cải thiện chức năng não bộ của con người. Tuy nhiên, lượng nước nạp vào cơ thể còn phụ thuộc các yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động, trọng lượng cơ thể và khí hậu, tình trạng mang thai, cho con bú…
Theo NDTV Food, dưới đây là lượng nước cần thiết ở mỗi độ tuổi để phát huy tối đa lợi ích của nước lọc với cơ thể.
- Giai đoạn 4-8 tuổi: Khoảng 1,2 lít/ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống phù hợp.
- Giai đoạn 9-13 tuổi: Khoảng 1,6-1,9 lít/ngày, cùng với chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống.
- Giai đoạn 14-18 tuổi: Khoảng 1,9-2,6 lít/ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống.
- Giai đoạn: 19-64 tuổi: Khoảng 2-3 lít/ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, lượng nước có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động, cân nặng, thời tiết.
- Giai đoạn 65 tuổi trở lên: Khoảng 2-3 lít/ngày, bao gồm cả chất lỏng từ thực phẩm và đồ uống.
Lượng hydrat hóa dưới mức tối ưu có thể làm tăng nguy cơ suy tim, kích hoạt hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, góp phần dẫn đến huyết áp cao - yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch.
Nắng nóng, trẻ cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Vào những ngày nhiệt độ tăng cao, trẻ nhỏ có nguy cơ mất nước do hiếu động, ham chơi, dẫn đến ra nhiều mồ hôi và quên uống nước.
Đồ uống giải nhiệt mùa hè cho phụ nữ mang thai
Nước lọc, nước dừa, hỗn hợp trái cây, rau củ tươi không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp bà bầu giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng.
10 cách giúp bạn giữ nước cho cơ thể
Nước đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể thêm trái cây, hương liệu không đường vào nước hoặc ăn nhiều trái cây và rau xanh.