Bộ Ngoại giao Mỹ trợ cấp cho các nhà ngoại giao với vai trò không thiết yếu và gia đình của tất cả nhân viên Mỹ tại đại sứ quán nước này ở Kathmandu về nước do căng thẳng Covid-19 leo thang, AP dẫn thông tin được Bộ công bố ngày 7/5.
Bộ cũng khuyên những người Mỹ khác nên xem xét lại mọi kế hoạch đến thăm đất nước nằm trên dãy Himalaya này, đồng thời yêu cầu những người đang ở đây và muốn về nước nộp thông tin cho đại sứ quán.
Hành động này cho thấy đại sứ quán có thể tổ chức các chuyến bay thuê ngoài nước trong trường hợp không có các chuyến bay thương mại thường lệ.
Bộ cho biết: "Các chuyến bay thương mại khởi hành từ Nepal hiện không có sẵn thường xuyên. Công dân Mỹ muốn rời Nepal cần đăng ký nguyện vọng với đại sứ quán".
Trước đó tại Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho các lao động không thiết yếu và gia đình của nhân viên tại các đại sứ quán, lãnh sự quán tại đây được phép về nước.
Quyết định đó tiếp tục được áp dụng tại Nepal, quốc gia giáp với Ấn Độ và đang chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các ca nhiễm Covid-19 mới.
Ngày 7/5, Nepal ghi nhận 9.070 trường hợp mắc mới. Thời điểm này tháng trước, con số đó ở mức 298 trường hợp. Số người tử vong cũng đạt mức cao nhất lần lượt là 58 và 54 trong hai ngày vừa qua, nâng tổng cộng lên 3.529 người.
Các bác sĩ ở Nepal đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lớn khi số bệnh nhân nhiễm Covid-19 không ngừng tăng trong tình trạng nước này cạn kiệt giường bệnh và oxy.
Bác sĩ Nepal cảnh báo nguy cơ bệnh nhân Covid-19 chết trên đường phố
"Trong tình huống cực đoan, nhiều người có thể chết trên đường phố", giám đốc một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu, Nepal nói.
Nepal có nguy cơ trở thành 'Ấn Độ thu nhỏ'
Nepal đang bị nhấn chìm trong làn sóng lây nhiễm Covid-19, trong lúc dịch bệnh từ Ấn Độ tràn sang các nước Nam Á, một tổ chức viện trợ quốc tế cho biết.
Nepal đối mặt làn sóng Covid-19 chết người tương tự Ấn Độ
Tình hình tại Nepal có thể không kiểm soát được khi các ca bệnh gia tăng đột biến trong lúc nhiều bệnh viện thiếu giường và oxy y tế.