Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kiếm 125.000 USD/năm vẫn không đủ sống vì mắc nợ sinh viên

Khoản nợ sinh viên 64.000 USD là nguyên nhân khiến Kelly không dám sinh con. Vợ chồng cô cũng thường căng thẳng vì vấn đề này.

Kelly kiếm được mức lương cao nhưng vẫn cảm thấy không đủ vì đang phải trả nợ. Ảnh: Pexels.

Kelly (29 tuổi) cùng chồng sống ở ngoại ô thành phố New York. Năm 2020, cặp đôi mua một căn nhà, đặt mục tiêu tiết kiệm vài nghìn USD mỗi tháng cho kế hoạch hưu trí và gửi tiết kiệm.

Hiện, Kelly làm việc từ xa, công việc giúp cô có được mức lương khá cao, khoảng 166.000 USD/năm trước thuế. Nếu tính mức lương sau thuế, cô thu về khoảng 125.000 USD/năm - mức lương cao hơn nhiều so với mức sống tại nơi cô đang ở hiện tại.

Tuy nhiên, giống như nhiều cặp đôi gen Y khác, vợ chồng Kelly chưa vội có con, cả hai cũng không chắc là sẽ lên kế hoạch sinh con vì lo ngại vấn đề chi phí sinh hoạt.

"Khi nghĩ đến việc lập gia đình, tôi thậm chí thấy do dự, không muốn kết hôn. Tôi không muốn mình phải tiết kiệm cho các khoản vay sinh viên của con trong khi khoản vay của mình vẫn chưa trả hết", Kelly nói với Fortune.

Kelly và chồng đã lên kế hoạch tiết kiệm dài hạn nhưng không thể thực hiện vì những khoản vay sinh viên vẫn treo lơ lửng trên đầu. Cô gái 29 tuổi cho biết khoản nợ 64.000 USD là một phần nguyên nhân khiến hai vợ chồng căng thẳng với nhau.

Tình hình tài chính eo hẹp đến mức Kelly nói rằng cô không dám nghĩ đến việc phải trả thêm các khoản phí khác, đặc biệt là chi phí nuôi con lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn USD mỗi tháng.

Do là trụ cột chính trong nhà, Kelly không dám nghỉ việc để ở nhà chăm con. Sự ràng buộc về tài chính khiến cô không dám nghĩ đến việc sinh và nuôi một đứa trẻ.

"Mặc dù tôi kiếm được mức lương 6 chữ số, tôi vẫn cảm thấy không đủ sống. So với các thế hệ trước, 125.000 USD bây giờ không đáng bao nhiêu", Kelly nói.

Kelly không phải người duy nhất rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Hiện, cô và chồng đang dần trở thành HENRY (high earners, not rich yet), nghĩa là có thu nhập cao nhưng chưa giàu.

Mức lương 166.000 USD trước thuế họ kiếm được cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Mỹ. Nhưng mọi thứ vẫn khó khăn với những người có thu nhập cao vì chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Hiện, Kelly và chồng sống trong một căn nhà hai phòng ngủ rộng khoảng 243 m2. Với lãi suất và chi phí sinh hoạt cao như hiện nay, kèm theo giá nhà tăng 100.000 USD chỉ sau 3 năm, Kelly không dám nghĩ đến việc chuyển sang một ngôi nhà rộng hơn, dù cô đang sống ở nơi có chi phí sinh hoạt không cao.

Với tình hình hiện tại, cuộc sống sẽ cần sự đánh đổi. Kelly biết rằng cô không thể dùng số tiền mình kiếm được để vừa tiết kiệm quỹ hưu trí, vừa trả nợ, vừa tiết kiệm mua nhà lại vừa nuôi con.

"Tiết kiệm để nghỉ hưu là điều không thể khi các khoản vay sinh viên cứ lởn vởn trên đầu. Việc lập gia đình, sinh con cũng gần như nằm ngoài khả năng khi chi phí chăm sóc trẻ em ngày càng tăng. Tôi có nhiều lợi thế hơn người khác nhưng vẫn cảm thấy áp lực mỗi khi nói đến vấn đề tài chính", Kelly tâm sự.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Nhiều người Mỹ không thể trả hết nợ sinh viên vì thích mua đồ hiệu

Dù đang mắc khoản nợ sinh viên khổng lồ, nhiều người Mỹ vẫn không thể bỏ thói quen chi tiêu hoang phí và thường nợ thêm tín dụng.

Thái An

Bạn có thể quan tâm