Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 4 tháng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ ca mắc Covid-19 đầu tiên công bố ngày 23/1, Việt Nam trải qua 3 giai đoạn chống dịch phức tạp với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng và ủng hộ của nhiều nguồn lực.

Tính đến ngày 9/6, Việt Nam trải qua 138 ngày chiến đấu cùng dịch Covid-19. Cả nước có 332 ca nhiễm, 316 ca khỏi bệnh và không ghi nhận thêm ca lây nhiễm cộng đồng trong 54 ngày qua.

Một bệnh nhân rất nặng, phi công người Anh (bệnh nhân số 91), đã có dấu hiệu phục hồi thần kỳ, có thể ngồi dậy, đung đưa hai chân, viết vào bảng và bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.

332 ca nhiễm, chưa có bệnh nhân tử vong

Khoảng thời gian hơn 4 tháng chống dịch, Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn với nhiều diễn biến phức tạp. Ngày 23/1, (29 Tết Canh Tý), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) xác nhận 2 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam. Đó là hai cha con người Trung Quốc, ông Li Ding (1954), nhập viện ngày 22/1 và con trai bệnh nhân là Li Zichao (1992), khởi phát sốt ngày 17/1.

Ngày 1/2, nước ta công bố trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên. Là bệnh nhân L.T.T.H (25 tuổi), lễ tân khách sạn TP Nha Trang (Khánh Hoà). Ngày 16/1, BN3 có tiếp xúc gần BN1 và BN2 khi hai người này lưu trú tại khách sạn nơi mình làm việc.

chong dich Covid-19 anh 1

Việt Nam đã chữa khỏi cho 316 bệnh nhân Covid-19 trong tổng số 332 ca mắc. Ảnh: Việt Linh.

Ngay lập tức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra và ra quyết định thắt chặt biên giới, hạn chế thị thực. Tại đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), 11 lán, hàng trăm chiến sĩ của lực lượng bộ đội biên phòng túc trực 24/7, ăn gió nằm sương canh gác đường mòn, lối mở.

15h20 ngày 30/1, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm các mẫu dịch tễ và cho kết quả thêm 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 là công dân Việt Nam. Từ đây, chỉ riêng xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc đã phát hiện 11 ca dương tính với Covid-19 khác, trong đó có một cháu bé 3 tháng tuổi. Trước tình hình này, Bộ Y tế ngay lập tức đồng hành cùng Vĩnh Phúc từ ngày đầu tiên phát hiện ca lây nhiễm Covid-19, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là cách ly, điều tra giám sát dịch, khử khuẩn môi trường.

Sáng 13/2, chính quyền huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc bắt đầu phong tỏa toàn bộ xã Sơn Lôi với 2.800 hộ dân, gần 11.000 nhân khẩu (bao gồm cả dân số cơ học đến địa bàn sinh sống, làm ăn) trong 20 ngày (13/2 đến 3/3) để khoanh vùng, dập dịch Covid-19. Sơn Lôi là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành cách ly toàn xã để phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19. Đây là biện pháp mạnh mẽ, nhanh chóng nhất được thực hiện trong giai đoạn 1, cho thấy quyết tâm dập dịch triệt để, kịp thời.

Đến ngày 25/2, toàn bộ 16 bệnh nhân mắc Covid-19 trong giai đoạn 1 của nước ta đều khỏi bệnh và xuất viện.

10 ngày sau (6/3), Hà Nội công bố ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên, đánh dấu giai đoạn 2 chống dịch khó khăn và phức tạp hơn của nước ta. Cơ quan chính quyền địa phương quyết định cách ly 14 ngày (từ ngày 7/3) toàn bộ hộ dân từ số nhà 125 đến 139 phố Trúc Bạch kèm theo biện pháp tiêu trùng khử độc để kiểm soát dịch.

Giai đoạn 2 cũng là khoảng thời gian căng thẳng khi nước ta đối mặt với nhiều ca lây nhiễm từ nước ngoài trở về. Trước diễn biến phức tạp, Việt Nam quyết định dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (ngày 17/3), hủy nhiều chuyến bay quốc tế và dựng nhiều khu cách ly tập trung.

chong dich Covid-19 anh 2
Phun khử khuẩn tại Trúc Bạch, Hà Nội sau khi phát hiện bệnh nhân số 17. Ảnh: Duy Hiệu.

Ngày 20/3, Việt Nam công bố hai ca nhiễm đầu tiên không có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với các BN Covid-19, nước ta bước vào giai đoạn 3 - nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Cũng trong giai đoạn này, dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh với 3 “ổ dịch” lớn là Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Trường Sinh (Hà Nội) và quán Bar Buddha (TP. HCM).

Từ ngày 1/4, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc trong vòng 15 ngày. Đến ngày 6/4, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội với khoảng 13.000 người được cách ly 28 ngày sau khi phát hiện 13 bệnh nhân tại địa phương.

Song song với việc phòng dịch, ngày 3/5, Việt Nam chính thức thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên chuột, đánh dấu một thành công bước đầu trong công tác chống dịch. Thời điểm hiện tại, toàn Việt Nam bước vào giai đoạn bình thường mới, chống dịch dài hơi cùng phát triển kinh tế - xã hội

Những đóng góp từ doanh nghiệp đến cộng đồng trong dịch Covid-19

Ngay sau khi WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã chủ động cùng Bộ Y tế góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc. Unilever cam kết hỗ trợ 50 tỷ đồng thông qua các chương trình hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu nâng cao điều kiện vệ sinh và bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa dịch.

Cụ thể, Unilever Việt Nam đã huy động 220 tấn hàng hóa, bao gồm những sản phẩm vệ sinh thiết yếu, tài trợ cho các bệnh viện tuyến đầu, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung… tại 37 tỉnh/thành trên cả nước. Các sản phẩm tài trợ từ Unilever như Lifebuoy, Vim, Cif... đều là những sản phẩm vệ sinh thiết yếu, có vai trò quan trọng đảm bảo cho công tác vệ sinh phòng chống dịch.

chong dich Covid-19 anh 3
Hàng trăm thùng sản phẩm tài trợ đến với bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Ảnh: Unilever Việt Nam

Đồng thời, công ty còn phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, phân phối các tài liệu tuyên truyền đến bệnh viện, trường học, địa điểm công cộng. Từ tháng 3, Unilever cũng đã liên tục lắp đặt các trạm rửa tay dã chiến công cộng tại các thành phố lớn có thể hỗ trợ hơn 3 triệu người Việt Nam duy trì thói quen rửa tay với xà phòng phòng chống dịch bệnh. Đây là việc làm cần thiết, giúp chủ động phòng chống dịch từ trong nhà trường, bảo vệ sức khỏe của các em học sinh, nhất là thời điểm trở lại trường sau thời gian nghỉ dịch.

Có thể nói, 138 ngày qua là sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng quân đội, công an, y tế, truyền thông báo chí, các nhà khoa học... đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng và ủng hộ của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong cuộc chiến này.

Zing.vn cùng nhãn hàng Vim đồng hành thực hiện tuyến nội dung "Hiểu đúng để phòng dịch đúng", cung cấp thông tin, kiến thức chính xác, chung tay cùng cộng đồng phòng tránh dịch bệnh. Độc giả xem chi tiết tuyến bài tại đây.

Đồng thời, ứng phó trước tình hình lây nhiễm tại Việt Nam, Vim và Lifebuoy cũng đã hợp tác với Bộ Y tế tài trợ miễn phí các sản phẩm vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà cửa cho 18 bệnh viện thuộc Bộ Y tế và 1.000 trường học trong các tỉnh nguy cơ cao, với tổng giá trị lên đến 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, nhãn hàng cũng đồng hành phân phối các tài liệu truyền thông đến bệnh viện, trường học, địa điểm cộng đồng, lắp đặt các bồn rửa tay miễn phí tại những khu vực công cộng tiềm tàng nguy cơ lây lan cao trên toàn quốc.

Ngân Hà

Bạn có thể quan tâm