Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh Nhật Bản gãy xương vì bị bắt nhảy cóc 250 lần mỗi ngày

Không chỉ bị phạt nhảy cóc, học sinh này còn nhiều lần bị quản lý câu lạc bộ tát và phạt đứng lên ngồi xuống hàng trăm lần.

hoc sinh bi phat anh 1

Học sinh nghỉ học sau khi bị phạt nhảy cóc đến mức gãy chân. Ảnh minh họa: Depositphotos.

Một học sinh thuộc câu lạc bộ Karate của trường THCS Meitoku Gijuku (tỉnh Kochi, Nhật Bản) bị gãy xương sau khi quản lý câu lạc bộ yêu cầu em phải nhảy cóc 250 lần mỗi ngày, kèm theo các bài tập luyện khác, theo Mainichi Shimbun.

Nhà trường báo cáo với chính quyền tỉnh Kochi rằng vụ việc xảy ra trong năm 20202-2021. Học sinh đã chuyển trường vào tháng 4/2022 dù trước đó em được tuyển vào trường nhờ học bổng.

Trong báo cáo, nhà trường cho biết vào tháng 10/2022, quản lý câu lạc bộ đã bắt học sinh nhảy cóc 50-250 lần mỗi ngày, sau đó bắt em phải đứng lên ngồi xuống 200-300 lần. Ngoài ra, quản lý này từng tát học sinh hai lần vào tháng 1/2021, một lần vào tháng 4/2021 và một lần vào tháng 9/2021.

Nhà trường thừa nhận học sinh này bị gãy xương vào tháng 10/2020. Phó hiệu trưởng và quản lý câu lạc bộ giải thích rằng họ chỉ nhớ học sinh bị gãy xương, không nhớ nguyên nhân, đồng thời nói rằng "chắc do học sinh tập luyện quá mức".

Đến khi quản lý tát học sinh một lần nữa vào tháng 10/2021, nhà trường mới thừa nhận quản lý có hành vi trừng phạt thân thể học sinh.

Chính quyền tỉnh Kochi xác nhận vụ việc, đồng thời yêu cầu nhà trường ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra. Trong một tuyên bố, trường THCS Meitoku Gijuku nói rằng trường sẽ loại bỏ mọi hình phạt thể chất và sẽ cố ngăn chặn tình trạng phạt học sinh tái diễn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Mainichi Shimbun, học sinh bị phạt nhảy cóc bày tỏ sự tức giận khi bị quản lý câu lạc bộ trừng phạt thể xác suốt thời gian qua.

"Em bị gãy xương và chấn thương. Em sẽ không tha thứ cho điều đó vì những nỗ lực của em đã bị bỏ phí", học sinh nói.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên

Trẻ em Nhật Bản phải cõng 10 kg sách vở tới trường

Sách vở ngày càng nặng, thiết bị học tập ngày càng nhiều khiến cặp sách của trẻ lớn hơn. Các em cũng thấy đau lưng, đau vai do phải mang vác vật nặng trong thời gian dài.

Thái An

Bạn có thể quan tâm