Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siêu bão Noru

Hình ảnh bão Noru mạnh lên nhanh chóng qua vệ tinh

Hình ảnh vệ tinh cho thấy đến 8h ngày 26/9, bão Noru đã vượt qua khu vực phía nam của đảo Luzon (Philippines) và đi vào Biển Đông.

Anh ve tinh bao Noru anh 1

Ảnh vệ tinh trên Zoom Earth lúc 8h10 ngày 26/9 cho thấy bão Noru đã vượt qua khu vực phía nam của đảo Luzon (Philippines) và đi vào Biển Đông. Với điều kiện thuận lợi, cơn bão di chuyển với vận tốc rất nhanh, mạnh lên theo từng giờ.

Anh ve tinh bao Noru anh 2

Ngày 22/9, các chuyên gia khí tượng chỉ phát hiện áp thấp nhiệt đới cách đảo Luzon hơn 1.000 km về phía Đông. Tuy nhiên một ngày sau, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, di chuyển với tốc độ rất nhanh.

Anh ve tinh bao Noru anh 3Anh ve tinh bao Noru anh 4

Hình ảnh bão Noru chụp từ vệ tinh lúc 9h20 ngày 23-24/9, có thể thấy rõ cơn bão ngày càng lớn, di chuyển nhanh về phía đảo Luzon (Philippines).

Anh ve tinh bao Noru anh 5Anh ve tinh bao Noru anh 6

Ảnh vệ tinh lúc 10h30 ngày 25/9 cho thấy bão Noru áp sát Philippines, sau đó đổ bộ lên thành phố Burdeos trên quần đảo Polillo, thuộc tỉnh Quezon vào khoảng 17h30 cùng ngày. Trước đó, cơ quan khí tượng Philippines cho biết bão Noru được xếp vào loại "siêu bão".

Anh ve tinh bao Noru anh 7

Trên trang Zoom Earth, người dùng có thể chỉnh chế độ vệ tinh, xem vị trí, độ lớn và hướng đi dự đoán của cơn bão theo thời gian thực, dữ liệu được cập nhật mỗi 10 phút. Website còn hỗ trợ xem quãng đường di chuyển của các cơn bão trong 3 tiếng đến một ngày gần nhất. Trang này tổng hợp hình ảnh từ vệ tinh Himawari-8, dữ liệu X GOES và chuỗi vệ tinh Meteosat.

Anh ve tinh bao Noru anh 8

Ảnh chụp bão Noru từ vệ tinh Himawari-8 của Nhật Bản lúc 9h34 ngày 26/9. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h. Rạng sáng 27/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16.

Anh ve tinh bao Noru anh 9

Himawari 8 là Vệ tinh Thời tiết Địa tĩnh (quan sát cố định một vị trí) được vận hành bởi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Vệ tinh này do Mitsubishi Electric chế tạo với sự hỗ trợ của Boeing, được phóng lên quỹ đạo vào ngày 7/10/2014 với chi phí chế tạo khoảng 800 triệu USD.

Anh ve tinh bao Noru anh 10

Hình ảnh bão Noru trên trang Windy. Đây là ứng dụng thuộc sở hữu của một công ty tại Czech và dựa trên dữ liệu của GFS (Hệ thống Dự báo Toàn cầu), ECMWF (Trung tâm Dự báo Thời tiết châu Âu) để trích xuất dữ liệu thời tiết từ ảnh vệ tinh và các cảm biến đo đạc.

Anh ve tinh bao Noru anh 11

Người dùng có thể chuyển chế độ xem trên Windy sang hướng gió. Theo dự báo của ứng dụng này, bão Noru có thể đổ bộ vào đất liền vào rạng sáng 28/9. Giao diện app khá trực quan, cho phép người dùng theo dõi diễn biến của các cơn bão lớn, hoặc nhiệt độ, lượng mưa tại mọi địa điểm theo thời gian thực.

Bão Noru giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung sắp mưa lớn

Bão Noru có thể đạt sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 17 trên Biển Đông. Từ chiều 27/9, nhiều nơi ở Trung Trung Bộ và bắc Tây Nguyên bắt đầu chịu ảnh hưởng của hình thái này.

Siêu bão Noru

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm