Canada và Tây Ban Nha là những quốc gia mới nhất thông báo đóng không phận với Nga, theo CNN. Trước đó là Pháp.
"Pháp sẽ đóng không phận với tất cả máy bay và hãng hàng không của Nga từ tối nay (27/2). Với cuộc tấn công vào Ukraine, châu Âu sẽ đáp trả với sự đoàn kết", Bộ trưởng Giao thông Jean-Baptiste Djebbari viết trên Twitter.
Thông báo của ông Djebbari tương tự như nhiều nước khác tại EU. Dù có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Moscow, Đức cũng đóng không phận với Nga trong ba tháng, kể từ 15h ngày 27/2 (giờ địa phương).
"Sau 75 năm hòa bình, chúng ta lại đối mặt với một cuộc chiến ở châu Âu", Bộ trưởng Giao thông Đức Volker Wissing nói.
Trong khi đó, có dấu hiệu cho thấy máy bay Đức cũng không còn được phép bay trong không phận Nga.
Hiện đã có ít nhất 2 máy bay của hãng Lufthansa (Đức) phải bay trở lại, trong khi Lufthansa tuyên bố muốn tránh không phận Nga trong 7 ngày tới.
|
Hãng hàng không Lufthansa (Đức). Ảnh: Reuters. |
Lệnh cấm trên khắp các nước EU là một phần của những lệnh trừng phạt mới sẽ được các ngoại trưởng EU thảo luận cuối ngày 27/2.
"Tại cuộc họp với các ngoại trưởng EU hôm nay, chúng tôi sẽ thúc đẩy một lệnh cấm trên toàn EU", Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod cho biết.
Quan chức các nước đều chung quan điểm lên án hành động quân sự của Nga tại Ukraine, và cho biết sẽ áp đặt trừng phạt mạnh mẽ nhất có thể.
Spiegel cũng đưa tin các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva cũng sẽ đóng không phận với máy bay Nga.
Lệnh cấm sẽ được áp dụng đồng thời và vô thời hạn với những máy bay được vận hành bởi các hãng hàng không có giấy phép do Nga cấp, ngoại trừ các chuyến bay phải hạ cánh khẩn cấp hoặc chuyến bay nhân đạo.
Trước đó, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Bulgaria cũng đã đóng không phận với máy bay Nga.
Các nước hiện tại đã đóng không phận với Nga: Canada, Áo, Anh, Bỉ, Bulgaria, Czech, Đan Mạch, Norway, Đức, Estonia, Phần Lan, Pháp, Iceland, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovenia, Thụy Điển, Tây Ban Nha.
Cố vấn Lãnh tụ Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân
Theo hãng tin IRNA của Iran, ông Ali Larijani, cố vấn của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, cảnh báo Iran sẽ buộc phải theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ hoặc Israel tấn công với lý do lo ngại về chương trình hạt nhân.
Thủ tướng Israel lấy lời khai trong vụ bê bối 'Qatargate'
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 31/3 đã chính thức cung cấp lời khai cho cảnh sát trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ bê bối được gọi là “Qatargate”, liên quan đến cáo buộc về mối quan hệ đáng ngờ giữa các trợ lý thân cận của ông với chính phủ Qatar.
Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga
Chính phủ Ấn Độ đã bác bỏ một báo cáo của tờ Thời báo New York (The New York Times), trong đó cáo buộc một trong những công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ lớn nhất của nước này đã chuyển hướng các mặt hàng do Anh sản xuất sang Liên bang Nga.