Đề xuất trên nằm trong chương trình nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi môtô, xe gắn máy cũ được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội phối hợp với Hiệp hội xe máy Việt Nam thực hiện.
Theo chương trình này, Hà Nội sẽ lựa chọn và lắp đặt thiết bị đo kiểm cho 8 đại lý sửa chữa, bảo dưỡng xe máy để đo khí thải phương tiện tại 6 quận: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân. Ngoài ra, thành phố sẽ lựa chọn 30 đại lý xe máy để thí điểm chương trình đổi môtô, xe máy cũ sản xuất trước năm 2002 với các cơ chế hỗ trợ khác nhau.
Người dân đưa xe đến kiểm tra khí thải sẽ được hỗ trợ bằng hiện vật có giá trị khoảng 300.000 đồng. Trường hợp muốn đổi xe máy có thể được hỗ trợ từ 2 đến 4 triệu đồng. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước giao cho Sở TN&MT.
Hiệp hội xe máy Việt Nam sẽ chủ động kinh phí đầu tư thiết bị và bố trí cán bộ kỹ thuật để thực hiện hoạt động này.
Các đơn vị liên quan sẽ chuẩn bị cơ sở vật chất để lưu trữ, phối hợp với các công ty tái chế để đảm bảo xe máy cũ được thu hồi và xử lý.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Hùng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông Vận tải; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa và Thể thao cùng các đơn vị liên quan thống nhất đề xuất, báo cáo TP trước ngày 15/9.
AirVisual xếp Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm không khí
Chỉ số chất lượng không khí Hà Nội lên gần 200 đơn vị lúc sáng sớm. Chuyên gia nhận định việc này chủ yếu do điều kiện khí hậu bất lợi.
Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm bất thường sáng nay?
Sáng 14/1, Hà Nội ghi nhận đợt không khí ô nhiễm nhất trong nhiều tuần. Chỉ số AQI ở mức tím (AQI trên 200, mức rất xấu).
Hà Nội chi 114 tỷ đồng rửa đường ngày nắng nóng
Việc rửa đường sẽ được thực hiện ở các tuyến phố chính, diễn ra nhiều sự kiện hoặc tại thời điểm nắng nóng kéo dài, chất lượng không khí kém.