GS.TS Ngô Đức Thịnh qua đời vào sáng 6/6 sau thời gian chống chọi với bệnh tật, hưởng thọ 77 tuổi.
Trên mạng, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà báo văn hóa đã viết lời chia buồn tiễn đưa một trong những giáo sư đầu ngành về văn hóa dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc.
GS. TS Ngô Đức Thịnh sinh năm 1944, quê ở Hải Hậu, Nam Định. Năm 1980 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, được công nhận chức danh giáo sư từ năm 2002.
Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa. Sau nghỉ hưu, ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam từ khi thành lập năm 2008. Năm 2017, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT.
![]() |
Giáo sư Ngô Đức Thịnh là vị nhà nghiên cứu được giới lịch sử, văn hóa hết mực kính trọng. |
Ông bắt đầu nghiên cứu về đạo Mẫu từ giai đoạn trước thập niên 80 của thế kỷ trước.
Năm 1992, ông ra mắt cuốn sách Hát văn. Năm 1996, ông xuất bản hai tập Đạo Mẫu (sau này được hoàn thiện và tái bản với tên Đạo Mẫu ở Việt Nam). Năm 2008, Giáo sư Ngô Đức Thịnh tiếp tục xuất bản cuốn Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh được xem là một trong những người đầu tiên đặt nền móng lý luận cho thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ông đem tới đóng góp lớn trong quá trình khiến thế giới công nhận tín ngưỡng bản địa của người Việt, trong đó có việc UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016.
Lễ viếng Giáo sư Ngô Đức Thịnh được cử hành từ 9h30-10h45 ngày 8/6 tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).
Giáo sư đại học hàng đầu thế giới đọc gì trong mùa dịch?
Dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa hạ nhiệt. Cuốn sách mà những giáo sư nổi tiếng gợi ý giúp chúng ta có thêm cái nhìn mới về bệnh dịch và xu hướng thay đổi của xã hội.
Giáo sư ĐH Harvard khuyên sinh viên nên đọc 5 cuốn sách
Những giáo sư đưa lời khuyên là người đoạt giải Nobel, nhà khoa học, kinh tế học và cả giáo sư đoạt giải Pulitzer của ĐH Harvard, Mỹ.
'Việt Nam nắm nhiều lợi thế đón sóng chuyển dịch sản xuất'
Theo giáo sư Layne Hartsell, Việt Nam cần đẩy mạnh nội địa hóa để xây dựng mạng lưới sản xuất. Ông nhấn mạnh Việt Nam có nhiều lợi thế hơn các nước khu vực.