Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá trái phiếu tăng cao vì USD tụt dốc trước ngày Mỹ tung báo cáo CPI

Giới đầu tư đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu CPI, trong đó bất cứ dấu hiệu nào thể hiện lạm phát giảm tốc cũng sẽ làm suy yếu thêm đồng USD.

Ảnh: Reuters.

Theo Bloomberg, chỉ số Dollar Index - đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác - trong phiên giao dịch ngày 12/7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng.

Không chỉ thế, trong 5 ngày trở lại đây, chỉ số này đã giảm tổng cộng gần 2%.

Tương tự, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng giảm 2,6 điểm cơ bản trong phiên ngày 12/7 - còn 3,980% - và đẩy giá trị trái phiếu tăng cao.

Trong một cuộc khảo sát của Reuters, các chuyên gia kinh tế được hỏi dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ sẽ tăng khoảng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tốc từ mức tăng 4% của tháng 5. Nếu dự đoán này thành hiện thực, đây sẽ là mức lạm phát toàn phần thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Ngoài ra, chỉ số CPI lõi được dự báo giảm tháng thứ 3 liên tiếp xuống còn 5% từ mức 5,3% trước đó. Dù vậy, mức lạm phát lõi này vẫn cao gấp đôi mục tiêu 2% mà Fed đề ra.

Theo ông Takeshi Ishida - chiến lược gia tiền tệ tại Ngân hàng Resona - các nhà đầu tư đang hồi hộp chờ đợi dữ liệu CPI, trong đó bất cứ dấu hiệu nào thể hiện lạm phát giảm tốc cũng sẽ làm suy yếu thêm đồng USD.

Tại các nền kinh tế khác như châu Âu, chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 tăng cao trong ngày 12/7 với đà dẫn đầu của nhóm ngành công nghệ và khai khoáng.

Còn tại châu Á, nhiều biến động trái chiều đã xảy ra khi chứng khoán Nhật Bản sụt giảm, trong khi đó thị trường Australia và Ấn Độ lại "phủ xanh". Tương tự, nhiều cổ phiếu công nghệ tại Hong Kong và Trung Quốc cũng tăng sau khi các nhà chức trách nước này tỏ ra hài lòng và khen ngợi các doanh nghiệp chủ chốt.

Tuy nhiên, chỉ số CSI 300 - theo dõi 300 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến - của Trung Quốc vẫn giảm 0,4% khi các nhà đầu tư địa phương cảm thấy nền kinh tế tiêu dùng chưa thể vực dậy.

Dù vậy, do đồng bạc xanh giảm mạnh nên tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ với nó vẫn đạt mức cao.

Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản cao nhất 5 năm

Theo Tokyo Shoko Research, các doanh nghiệp dịch vụ đứng đầu danh sách phá sản và sau đó là doanh nghiệp xây dựng.

Lạm phát Trung Quốc giảm về 0%

Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã về mức 0% trong tháng 6, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm, thể hiện sự sụp đổ về nhu cầu và làm gia tăng nỗi lo giảm phát.

5 lý do nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý đón thị trường lao dốc

Các chuyên gia tại Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs cho rằng nửa cuối năm sắp tới mới là thời gian thị trường lao dốc kỷ lục.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm