Sức hút và nguy cơ
Giao tiếp là một nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt là ở giới trẻ, lứa tuổi thích “tụm năm tụm bảy”. Với giới văn phòng, những người ít tiếp xúc rộng rãi thì Facebook trở thành một “trung tâm giao tiếp” vô cùng đa dạng.
Ngày nay, Facebook trở thành một phần không thể thiếu của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là các em dễ bị “nghiện” khi đắm chìm trong thế giới online vô cùng sinh động. Khi đó, thay vì tập trung vào học tập, làm việc, học sinh “bị” Facebook làm chủ mình lấn át cả chuyện học hành, lấn át cả thời gian giao tiếp với cha mẹ và người thân. Lúc đó, Facebook như một mê cung mà khi đã vào thì không còn biết lối ra.
Một nguy cơ lớn không kém, đó là bạn trẻ dễ bị lôi cuốn vào các giá trị ảo. “Tút” một tấm ảnh cho thật đẹp để thu hút người thích, chăm chút cho từng câu status (trạng thái) để thu hút người bình luận. Thật ra, những điều đó ít có giá trị trong đời sống thực, ít mang đến hiệu quả.Chúng ta rất đau lòng khi gần đây chứng kiến những câu chuyện học sinh tung clip đen lên Facebook để rồi cuối cùng phải thu mình không giao tiếp với ai, thậm chí nghỉ học, cá biệt còn có trường hợp tự tử vì xấu hổ. Gần đây lại là chuyện nói xấu cha mẹ, nói xấu thầy cô, dẫn đến việc bị búa rìu dư luận, bị nhà trường buộc nghỉ học. Thậm chí có bạn trẻ tự tử vì bị ghép ảnh xấu tung lên mạng xã hội.
Bản chất mạng Facebook không xấu nhưng với nhiều bạn trẻ chưa kiểm soát tốt, để giá trị ảo trên mạng kiểm soát, chi phối thì không chỉ “nghiện” làm mất thời gian mà còn tự gây cho mình nhiều mối nguy hiểm khó lường.
Biến hại thành lợi
Nếu sử dụng đúng đắn, Facebook sẽ là nơi hiệu quả để học hỏi, thậm chí có thể trở thành lớp học online, trường học trực tuyến lý tưởng. Đôi khi một bức ảnh ý nghĩa trên Facebook có thể làm thay đổi suy nghĩ hơn cả nghìn lời giáo huấn. Đôi khi chỉ cần một câu chuyện cảm động có thể thay đổi cuộc đời của một con người… Hiệu quả chia sẻ thông điệp của Facebook là thật, có ảnh hưởng thật, nên tôi nghĩ đây là một “lớp học” thật.
Ngoài ra, Facebook còn là một “trung tâm giao tiếp” vô cùng tiện lợi. Học trò có thể gửi lời tâm sự đến thầy cô hầu như bất cứ lúc nào. Khi có thời gian, thầy cô cũng có thể vào xem và trả lời các câu hỏi ấy, gửi những tâm tình đến học sinh một cách tự nhiên thông qua những comment (bình luận) liên tục, thường xuyên… Biết khai thác mặt tích cực, Facebook có thể trở thành một “người thầy tâm giao” của rất nhiều bạn trẻ.
Đó chỉ là một vài phân tích để cho thấy, Facebook là một nơi hiệu quả để tổ chức chia sẻ thông điệp, chuyển tải thông tin, và cao hơn là tổ chức một lớp học online, một “phòng tham vấn tâm lý cá nhân và cộng đồng” trực tuyến lý tưởng.
Sau vụ tự tử của nữ sinh 15 tuổi khi bị người yêu cũ tung clip nhạy cảm, tôi đã thực hiện video clip hướng dẫn bạn trẻ cách chia tay an toàn để hạn chế bị trả thù tình, đoạn clip có hơn 6.000 bạn trẻ xem. Như vậy ta thấy, độ lan tỏa cao hơn lớp học bình thường. Tóm lại, Facebook tốt hay xấu là do cách chúng ta dùng. Facebook là vũng lầy dễ “nghiện” hay là quán trà chanh bè bạn, là lớp học online tùy thuộc vào việc chúng ta sẽ làm gì trên đấy.
Tiêu chí chọn bạn trai của chị em thời nay gây chú ý
Sự chênh lệch chiều cao của hai thanh niên, khóc lóc vì tình yêu... là những hình ảnh được cộng đồng mạng quan tâm trong ngày 9/8.
Hai thiếu nữ gây hỗn loạn phố đi bộ: Rảnh rỗi sinh nông nổi?
"Các bạn trẻ có mặt hô hào, cổ vũ vì điều gì?" là câu hỏi đặt ra của không ít người sau sự việc hai thiếu nữ gây hỗn loạn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM.
Dân mạng xúc động trước bộ ảnh về chú chó bị buộc mõm
1
Nam vũ công hoán đổi vị trí, trở thành đối tượng bị bịt miệng bằng băng dính khi thực hiện bộ ảnh "Cậu bị sao thế?" khiến người xem đồng cảm.