Liên quan tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm, ngày 22/1, Sở GTVT TP.HCM cho biết đơn vị đã đề xuất UBND TP ngừng hợp đồng BOT đối với dự án đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt - cao tốc TP.HCM - Trung Lương, do Công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư.
Dự án được triển khai theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) từ năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2017. Tuy nhiên công trình đã ngừng thi công khi mới đạt 12% khối lượng.
Sở GTVT TP nhận định việc giải quyết hợp đồng BOT của dự án liên quan nhiều lĩnh vực về tài chính, đầu tư và tư pháp. Do đó, Sở kiến nghị UBND TP chỉ đạo lấy ý kiến chuyên ngành từng lĩnh vực, để có đánh giá, xử lý.
![]() |
Khu vực nối đường Võ Văn Kiệt với điểm đầu của dự án vẫn còn nhiều nhà xưởng thuộc diện giải tỏa nhưng vẫn hiện hữu. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Sở GTVT đồng thời kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất thủ tục tiếp nhận lại dự án, chấm dứt hợp đồng BOT và xử lý những vi phạm của nhà đầu tư tại hợp đồng.
Dự án được phê duyệt năm 2010, với vốn gần 2.400 tỷ đồng. Quy mô công trình có 2 đường song hành, mỗi đường một làn hỗn hợp và một làn ôtô. Tuy nhiên, sau gần 5 năm, dự án chỉ là con lộ đất rộng vài mét, được phủ một lớp đá, do thiếu vốn.
Công ty Yên Khánh của Út “Trọc” trúng đấu thầu dự án thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương không thông qua đấu giá. Cơ quan điều tra xác định Công ty Yên Khánh không có vốn, không có cơ cấu. Tổ chức này lập ra chỉ để ký hợp đồng liên doanh phục vụ cho mục đích cá nhân, kiếm lời.
Dự án nghìn tỷ thi công chậm hơn rùa bò ở TP.HCM
Dù đã chi 1.557 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng, dự án BOT đoạn tuyến 2,7 km nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn dang dở sau 5 năm triển khai.
Út 'Trọc' kháng cáo bản án vụ cao tốc Trung Lương
Út "Trọc" phủ nhận việc trao đổi với ông Đinh La Thăng để được tạo điều kiện tham gia đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương - TP.HCM. Ông cũng bác bỏ việc chiếm đoạt 725 tỷ.
Út 'Trọc' trục lợi từ thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương ra sao?
Được tiếp quản quyền thu phí cao tốc, Út "Trọc" thuê người can thiệp vào phần mềm quản lý của Bộ GTVT để điều chỉnh doanh thu, chiếm đoạt hơn 720 tỷ đồng.