![]() |
Từ khi xảy ra chạm trán khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, người dân nước này đang kêu gọi tẩy chay tất cả sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Chúng bị đem ra đập phá, đốt cháy trong những cuộc biểu tình. Ảnh: PTI Photo. |
![]() |
Các nhà hoạt động thuộc nhóm Youth Congress (Đại hội Thanh niên Ấn Độ) giơ bảng kêu gọi cấm cửa TikTok, ứng dụng xem video ngắn nổi tiếng của ByteDance, công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Ảnh: PTI Photo. |
![]() ![]() |
Chiếc TV sản xuất tại Trung Quốc bị đập nát trong một cuộc biểu tình, nằm trên tấm băng-rôn ghi "Boycott Made in China" (Tẩy chay hàng do Trung Quốc sản xuất). Ảnh: PTI Photo. |
![]() |
Trên Twitter, video người dân ném một chiếc TV do Trung Quốc sản xuất từ tầng 2 xuống đất rồi đập phá đã thu hút 2,4 triệu lượt xem. Hashtag #BoycottChineseProducts được dùng để kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Ảnh: Janak Dave/Twitter. |
![]() |
Các hãng điện thoại Trung Quốc cũng không thoát khỏi phong trào tẩy chay tại Ấn Độ. Người biểu tình trèo lên máy xúc để vẽ lên biển quảng cáo của một hãng smartphone. Thương hiệu này đã phải hủy buổi ra mắt sản phẩm mới tại Ấn Độ khi căng thẳng leo thang. Ảnh: PTI Photo. |
![]() |
Một hãng điện thoại Trung Quốc phải dán biển "Made in India" trước cửa hàng để khẳng định sản phẩm của họ được sản xuất tại Ấn Độ. Ảnh: Economic Times. |
![]() |
Những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang gần như thống trị Ấn Độ khi 4 thương hiệu Xiaomi, Vivo, Realme và Oppo chiếm tổng thị phần gần 76% tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Ảnh:@narendrajamui/Twitter. |
![]() |
Linh kiện máy tính sản xuất tại Trung Quốc bị đốt ở Mumbai. Thống kê của Bộ Năng lượng Ấn Độ cho thấy Trung Quốc xuất khẩu 2,8 tỷ USD thiết bị điện sang Ấn Độ trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019. Trong quãng thời gian này, Ấn Độ mua sắm tổng cộng 9,5 tỷ USD thiết bị điện để phục vụ các dự án điện truyền thống. Ảnh: PTI Photo. |
![]() |
Ngày 29/6, chính phủ Ấn Độ đã liệt 59 ứng dụng Trung Quốc vào danh sách đen, gồm những cái tên phổ biến như TikTok, WeChat, UC Browser và 2 ứng dụng của Xiaomi vì lý do an ninh quốc gia. Google và Apple đã được yêu cầu gỡ chúng khỏi kho ứng dụng tại Ấn Độ. Ảnh: AP. |
![]() |
Theo truyền thông địa phương, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ngừng sử dụng Weibo vì nằm trong danh sách 59 ứng dụng bị Ấn Độ cấm cửa. Ảnh: News 18. |
Sao TikTok Ấn Độ hết đường kiếm ăn vì ứng dụng bị chính phủ cấm cửa
TikTok trở thành nền tảng giải trí ăn khách tại quốc gia Nam Á kể từ khi xuất hiện vào 3 năm trước. Nhưng tất cả đã chấm dứt khi chính phủ Ấn Độ cho TikTok vào danh sách đen.
Anonymous: 'Hãy xóa TikTok ngay'
Tổ chức tin tặc này cũng dẫn lại bài viết cho rằng TikTok như mã độc, người dùng không nên sử dụng.
Ấn Độ ngừng mua 2,8 tỷ USD thiết bị điện từ Trung Quốc
Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ Raj Kumar Singh tuyên bố quốc gia Nam Á sẽ ngừng nhập khẩu thiết bị điện của Trung Quốc sau cuộc đụng độ chết người tại biên giới.