“Giá quá cao, vượt quá khả năng của chính quyền", Reuters dẫn lời người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan Chiu Kuo-cheng khi đề cập tới dự án mua trực thăng Mỹ trong kế hoạch mua sắm vũ khí của hòn đảo.
Trước đó, Đài Loan cho biết họ có kế hoạch mua 12 máy bay trực thăng chống ngầm MH-60R, do đơn vị Sikorsky của Tập đoàn Lockheed Martin Corp sản xuất. Tuy nhiên, truyền thông trong nước cho biết Mỹ đã từ chối bán vì cho rằng chúng không phù hợp với nhu cầu của hòn đảo.
Hai hợp đồng mua vũ khí khác cũng bị trì hoãn, bao gồm hệ thống pháo tự hành hạng trung M109A6 và tên lửa phòng không vác vai Stinger. Một trong những lý do chính là nguồn của Mỹ đã bị thu hẹp và có những trở ngại đáng kể trong việc sản xuất thêm vũ khí phòng không giữa lúc các dây chuyền chế tạo vũ khí quá tải vì nhu cầu viện trợ Ukraine.
Đài Loan cho biết Mỹ đã đưa ra các lựa chọn thay thế cho M109A6, bao gồm các bệ phóng tên lửa trên xe tải do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, được gọi là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS.
Ông Chiu cũng cho hay họ đã ký thỏa thuận và chuyển tiền cho Mỹ trong hợp đồng mua tên lửa Stinger, nhấn mạnh Đài Loan sẽ hối thúc Washington bàn giao loại vũ khí này.
“Chúng tôi không coi việc mua bán vũ khí là chuyện nhỏ và chúng tôi có các kế hoạch dự phòng”, ông nói thêm.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất.
Mỹ không thiết lập quan hệ chính thức với đảo Đài Loan, song là bên cung cấp vũ khí lớn nhất để hòn đảo phòng thủ. Các quan chức Mỹ đã và đang thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa lực lượng phòng vệ.
Xung đột Ukraine khiến Đài Loan chậm nhận vũ khí từ Mỹ
Giới chức quốc phòng Đài Loan ngày 3/5 thừa nhận lô tên lửa Stinger mà vùng lãnh thổ này đặt từ Mỹ có thể sẽ không được chuyển đến Đài Loan trong năm 2022.
Nhà Trắng mời Đài Loan dự hội nghị cấp bộ trưởng
Mỹ mời Đài Loan tham dự một cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng do Nhà Trắng tổ chức, động thái nhiều khả năng làm leo thang căng thẳng với Trung Quốc.
Viên chức liên bang Mỹ nhận cảnh báo sốc
Các nhân viên liên bang có thể đối mặt với “hậu quả bất lợi” nếu không báo cáo về những đồng nghiệp không tuân thủ lệnh xóa bỏ nỗ lực về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI).