Ngoài Bắc Giang và Bắc Ninh, hai thành phố lớn của cả nước là TP.HCM và Hà Nội cũng ghi nhận số ca mắc Covid-19 lớn, đặc biệt là TP.HCM.
Với phương châm chống dịch ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần quán triệt “huy động mọi nguồn lực để mua vaccine”. Đặc biệt, ông đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phó thủ tướng trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Giao trọng trách cho "tư lệnh" ở từng mặt trận
Theo sự phân công của người đứng đầu Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia, chỉ đạo chung trên "mặt trận" chống dịch Covid-19.
Ở “mặt trận” TP.HCM, Thủ tướng đề nghị Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ngoài công việc được phân công sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo nhiệm vụ chống dịch cùng với các lãnh đạo của thành phố.
Đối với Bắc Ninh, Bắc Giang là những địa bàn công nghiệp, sản xuất công nghiệp, tổ chức sản xuất liên quan đến công thương, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo công việc phòng, chống dịch, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh tại hai địa phương.
Ở Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo; các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với thành phố trong công tác phòng, chống dịch.
Với những vấn đề lớn, phức tạp, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Lê Văn Thành sẽ trao đổi, thống nhất với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
![]() |
Với những diễn biến dịch phức tạp, TP.HCM quyết định giãn cách xã hội từ 0h ngày 31/5. Ảnh: Phương Lâm. |
Quan sát chính sách, chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ trong phòng, chống dịch, TS Nguyễn Sỹ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nhận định việc phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho thấy chỉ đạo thiết thực và quyết liệt của Thủ tướng.
Trọng tâm rõ ràng phải là vaccine, tiêm chủng để tạo miễn dịch cộng đồng, không thể cứ truy vết, khoanh vùng mãi được
Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng
“Mặt trận nhiều thì phải điều nhiều tướng, vì một tướng không thể chỉ đạo hết được. Tình hình bây giờ đã khác vì dịch nguy hiểm và lây lan rộng”, ông Dũng nêu quan điểm. Ông cũng cho rằng việc này là một cách để cụ thể hóa chỉ đạo phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân mà Thủ tướng nhiều lần đề cập.
TS Nguyễn Sỹ Dũng đánh giá định hướng của Thủ tướng về chiến dịch chống Covid-19 là rất đúng đắn, ở tầm chiến lược. “Trọng tâm rõ ràng phải là vaccine, tiêm chủng để tạo miễn dịch cộng đồng, không thể cứ truy vết, khoanh vùng mãi được. Hơn 1,5 năm vừa qua cứ liên tục như vậy nhưng đến bây giờ thì không thể kéo dài vô tận”, ông nói.
Từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, ông Dũng cho rằng “tiêm chủng sẽ tạo nên sự khác biệt”. Trong chiến lược này, định hướng “xã hội hóa” Thủ tướng đề cập cũng rất đúng đắn khi Nhà nước không có đủ nguồn lực.
Theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, phải huy động nguồn lực của xã hội vì nếu không có tiền mua vaccine để tiêm chủng rộng rãi sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng, khi đó, không thể đưa cuộc sống trở lại bình thường cũng như khôi phục, phát triển kinh tế.
Ông Dũng đánh giá “huy động nguồn lực xã hội trong mua vaccine và tiêm diện rộng” là “đột phá chiến lược” trong phòng, chống dịch. Việc thực hiện chủ trương này cũng sẽ đạt được hai mục đích. Một là có thêm nguồn lực chống dịch, hai là tạo sự gắn kết và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội, tạo nên sự đồng hành của toàn xã hội trong cuộc chiến này.
![]() |
“Chỉ có như vậy chúng ta mới chuyển trạng thái chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công”, ông Dũng nói. Giải pháp truy vết, phong tỏa, cách ly trong các đợt dịch trước, theo ông, đã phát huy hiệu quả nhưng không giải quyết được triệt để vì “không thể be bờ trong khi xung quanh vẫn ngập lụt”. Từ đó, ông khẳng định đã đến lúc chín muồi để thay đổi chính sách chống dịch.
Không thể chống dịch theo kiểu “thủ công”
Cũng ủng hộ chiến lược chống dịch giai đoạn này, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng ban Dân nguyện), cho rằng việc phân công mỗi phó thủ tướng làm tư lệnh ở một “mặt trận” cho thấy rõ trách nhiệm trực tiếp của Thường trực Chính phủ. Các phó thủ tướng sẽ đại diện cho Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo quyết sách chống dịch ở từng địa bàn.
“Thủ tướng cũng đã căn cứ vào tính chất công việc và đặc điểm tình hình của từng địa phương để phân công phó thủ tướng chỉ đạo cho phù hợp, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả”, ông Nhưỡng nói và nhấn mạnh việc này cũng giúp nâng cao trách nhiệm cụ thể của các lãnh đạo trong công việc.
Nhấn mạnh đây là cách chỉ đạo khác so với giai đoạn trước, ông Nhưỡng nhận định việc này tránh tình trạng có vi phạm sẽ khó kiểm điểm trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch.
|
Các chuyên gia cho rằng "huy động mọi nguồn lực để có vaccine ngừa Covid-19, tiêm trên diện rộng" là chiến lược chống dịch đúng đắn. Ảnh: Phạm Thắng. |
Hơn nữa, nếu không có “tướng” ở Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, vị đại biểu Quốc hội cho rằng các địa phương sẽ lúng túng. “Đây là một trong những phương thức đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Thủ tướng nói riêng và Chính phủ nói chung, rất đáng ghi nhận”, ông Nhưỡng nêu quan điểm.
Ví chống dịch giống như ra trận, ông Nhưỡng cho rằng chiến lược chống dịch của Việt Nam đã đến lúc thay đổi, không thể đơn thuần chạy theo kiểu chống dịch “thủ công” là truy vết, khoanh vùng, cách ly, giãn cách.
“Cách làm đó phù hợp, hiệu quả khi dịch ở quy mô nhỏ, còn hiện nay dịch đã vào thời kỳ mới, biến chủng virus mới rất mạnh, mức độ nguy hiểm cao hơn, lây lan diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp khi đi vào khu kinh tế, khu công nghiệp. Vì thế, chúng ta không thể chống dịch theo cách như như trước đây vì không đủ khả năng”, ông Nhưỡng phân tích.
Theo ông, chiến lược chống dịch bây giờ phải bằng vaccine, không chỉ do Nhà nước lo mà phải xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội, huy động người dân, doanh nghiệp cùng tham gia chống dịch.
“Chỉ khi tiêm vaccine cho 70% dân số để tạo được miễn dịch cộng đồng, lúc đó nền kinh tế mới có thể phục hồi trở lại, xã hội mới yên ổn cả về mặt tâm lý và thực tiễn. Mãi loay hoay chống dịch thì không thể phát triển kinh tế”, ông Nhưỡng nói và đánh giá đây là một bài toán khó, một áp lực lớn với Chính phủ nói chung và người đứng đầu Chính phủ nói riêng.
Loạt biện pháp mạnh được Chính phủ triển khai để chống dịch
Chủ động tấn công, tăng cường xét nghiệm, thực hiện bằng được chiến lược vaccine, chống dịch quyết liệt nhưng đảm bảo mục tiêu kép… là những chỉ đạo mạnh mẽ từ Chính phủ.
Thủ tướng: 'Mục tiêu những ngày tới là đẩy lùi dịch bệnh ở Bắc Giang'
Đưa ra phương châm chống dịch mới, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai ngay các biện pháp công nghệ để quản lý người lao động, nhất là công nhân.
Chỗ nào cũng sợ mua sắm thiết bị chống dịch vì 'sợ sai’
Theo Chủ tịch Quốc hội, dịch bùng phát nhưng năng lực xét nghiệm thấp, trong khi chỗ nào cũng sợ mua sắm thiết bị chống dịch vì sợ sai. Đó là thực tế chúng ta cần nhìn thẳng.
Ý kiến bạn đọc (50)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
MD
H
XH
- Xem thêm 1 trả lời
H
v
PP
L
ĐN
KN
TV
LD
TK
TV
B
L
MD
LL
ÁH
VS
CC
TH
T
DN
C
LT
HR
OW
CV
IZ
XT
0
t
HS
MD
NH
T
NA
n
Xem thêm bình luậnMai Duong 02:15 31/05/2021
Rất đồng ý với quan điểm của tác giả. Đảng, nhà nước ta lo cho dân mọi việc là điều rất nhân văn. tuy nhiên trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo, việc huy động mọi nguồn lực để xây dựng đất nước nói chung và chống dịch nói...+
Trả lời • 24 • 40
Huyhuyhuy 06:16 31/05/2021
Nguồn ở đâu? Châu âu còn đang đòi kiện vì cung ứng thiếu kia kìa, hơn 100 triệu dân nghĩa là cần hơn 200 triệu liều đấy bạn
Trả lời • 12 • 1
Xuan Hong 04:47 31/05/2021
Tiền không thành vấn đề, vấn đề nằm ở chỗ làm sao tiếp cận được nguồn vaccine tốt.
Trả lời • 26 • 2
Huyhuyhuy 06:14 31/05/2021
Đã có dịch thì phải chấp nhận giãn cách tâm dịch , đừng có lấy lý do không đi làm lấy gì ăn trong 15 ngày. Người ta đã tìm phương án ít ảnh hưởng nhất là chỉ giãn cách tâm dịch rồi, đừng đòi hỏi quá đà nữa. Giờ...+
Trả lời • 20 • 11
vudinhnho 02:36 31/05/2021
Israel là một dân tộc thông minh nhất thế giới khi đại dịch sẩy ra họ đã biết chìa khóa chính là vắc xin chứ không phải là dãn cách Vì nước họ rất phức tạp do có nhiều tôn giáo , cho nên họ là nước đi đầu trong...+
Trả lời • 43 • 17
Phước Phạm 12:41 31/05/2021
Ai mà ko biết điều đó chứ đâu phải chỉ mỗi israel. Chẳng qua là do đại dịch mới, vắc xin chưa có thì mới phải chống dịch bằng cách thủ công, hoặc là ko làm gì để chờ vắcxin như Mĩ chẳng hạn. Israel có thể là dân tộc thông minh nhất TG nhưng trong vấn đề vắc xin này thì cả TG ai cũng đều thông minh như nhau cả, bây giờ là chỉ ai nhiều tiền hơn thì người đó có vắcxin trước, vậy thôi.
Trả lời • 5 • 5
Loi 05:39 28/06/2021
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Nhà nước tích cực tìm kiếm nguồn vắc-xin, còn mỗi người dân chúng ta cũng góp phần chút ít để chống lại dịch bệnh, trước hết là ý thức, tiếp theo sẽ tích cực phong trào vận động toàn dân quyên góp mua vắc-xin, mỗi người mỗi ít, ai nhiều góp nhiều, ai ít góp ít. Chung tay đẩy lùi dịch bệnh!
Trả lời • 0 • 0
Đàm Quốc Nam 02:38 31/05/2021
Cái từ phòng dịch, chống dịch, khoanh vùng, truy vết liên tục liên tục ngày nào cũng có, cái kết quả đem lại cũng khá ấn tượng nhưng vì một số thành phần đã phá hỏng nó làm cho xã hội đã mệt mỏi nay càng mệt mỏi hơn. Cũng phải thừa nhận rằng nhà nước ta nên thay đổi chính sách chống Covid bằng cách tiêm Vắc xin.
Trả lời • 16 • 4
Khoa Nguyễn 03:20 31/05/2021
Đề nghị triển khai lập chốt chặn phong tỏa các quận, nếu vẫn chưa kiểm soát được thì phong tỏa các phường. Mỗi hộ dân chỉ được phép đăng ký 1 người mỗi ngày đi mua nhu yếu phẩm, lương thực. Sau đó tiến hành lấy mẫu xét nghiệm toàn dân TPHCM trong 15 ngày cách ly xã hội để triệt để F0 và F1.
Trả lời • 4 • 10
Trần Vũ 04:26 31/05/2021
Nghĩ sao xét nghiệm 100tr dân trong 15 ngày bạn?
Trả lời • 1 • 2
LÊ VĂN DUNG 07:29 31/05/2021
Bạn ý nói cho TP HCM mà bạn.
Trả lời • 4 • 1
Thái Thành Khoa 00:16 31/05/2021
Tôi thấy về chiến lượt tiêm phòng vacxin của Nhà Nước rất hay. Tình hình từ đầu dịch chúng ta kiểm soát được nên chúng ta có thời gian cho việc thử nghiệm vacxin một cách từ từ. Và chọn được loại vacxin nào tối ưu và an toàn nhất hiệu quả nhất rồi chúng ta mới mua loại vacxin đó để tiêm chủng trên diện rộng.
Trả lời • 8 • 39
Ta Lê Văn 02:14 31/05/2021
Toàn dân ta đoàn kết chống dịch, mỗi người dân đều chiến sĩ, vừa sản xuất, vừa chống dịch; các tổ chức trong ngoài nước, các doanh nghiệp, xí nghiệp, giới văn nghệ sĩ chung tay cùng góp tiền của công sức, trí tuệ giúp Đảng, nhà nước, Chính phủ chỉ đạo nhất định Việt Nam chúng ta sẽ đánh bại covid.
Trả lời • 2 • 15
Blubloa 03:19 31/05/2021
Để khỏi lọt lưới, kiểm soát chặt chẽ sự lây nhiễm.... Tôi đề nghị: thành lập ban chuyên trách, thường trực quản lý, từ Trung ương đến cơ sở, từng giờ từng phút từng giây... thống kê diễn biến được F0 , F1, F2, F3 (Là dân số mình, người thân đến, tiếp xúc vùng miền, nghi nhiễm...)
Trả lời • 1 • 8
Lenguyenluong 01:45 31/05/2021
Chiến lược chống dịch của Việt nam là nhất quán từ đầu vụ dịch và Phù hợp với từng giai đoạn của dịch. Việc triển khai từng giai đoạn như thế nào còn phụ thuộc vào các vấn đề Quốc tế và quan hệ giao thương nữa, chứ không phải cứ muốn và có tiền là được.
Trả lời • 3 • 9
Ms Dung 09:19 31/05/2021
Hãy vận động đóng góp mua vaccin lần 2, tất cả người dân đều sẻ hưởng ứng tùy theo khả năng của mỗi người để ngăn chặn kịp thời đại dịch đang quá nhanh quá nguy hiểm này, mong nhà nước hãy chỉ thị bộ phận thích hơp phát động truyền thông nhanh nhất có thể.
Trả lời • 0 • 4
Lăng Lục 00:38 31/05/2021
Đó là một trong những giải pháp có tính chiến lược, trong tất cả các cách phòng chống bệnh, dịch, nên chăng phát động phong trào toàn Dân quyên góp ủng hộ mua VACXIN để tiêm ngừa cho hầu hết người Dân trong vòng 1 thời gian sẽ rẻ hơn, nhanh hơn, bền vững hơn...
Trả lời • 5 • 5
Áo Dài Ngọc Hiếu 01:34 31/05/2021
Tiền cách ly một người có thể mua được rất nhiều vaccine, giảm bớt áp lực cho đội ngũ bác sĩ rất nhiều, hy vọng được miễn dịch cộng đồng để còn yên tâm kiếm tiền nuôi con.
Trả lời • 28 • 3
Van Sơn 01:56 31/05/2021
Định hướng chống dịch quá đúng. Nhưng định hướng nguồn lực cần quyết liệt hơn nữa, nếu Nhà nước không kham nổi thì DN cùng chung tay (góp tiền), nếu DN góp không đủ thì kêu gọi toàn dân để mong dập dịch.
Trả lời • 4 • 3
Camera Trần Văn Hiệp Củ Chi 23:21 30/05/2021
Đã đến lúc dùng mọi nỗ lực để có vacxin nhanh nhất tiêm chuẩn cho người dân là nhanh và hiệu quả nhất. Truy vết khoanh vùng cũng chỉ là biện pháp tạm thời mà thôi.
Trả lời • 1 • 0
Tiến Hà 02:19 31/05/2021
Hahaha các bạn cứ như muốn mua là mua dc ngay vacxin ấy, nguồn cung cấp theo từng đợt, toàn cầu thì đang khan hàng, sản xuất không kịp cho người tiêm.
Trả lời • 5 • 0
Trần 01:10 31/05/2021
Cách ly ngay toàn bộ một quận, huyện có dịch, thì dịch sẽ không bùng phát ra ngoài, rồi nhà nước và xã hội sẽ cùng nơi cách ly hỗ trợ chống dịch.
Trả lời • 1 • 11
Dong Nguyen 02:07 31/05/2021
Cách này là thủ công vẫn đang làm đó bạn. Nhưng hiện tại phải có phương án mới chứ. Mỗi lần xét nghiệm Covid-19 cho 1 người giá ~800k. Mà cũng chỉ là xét nghiệm tại thời điểm đó. Mỗi người nghi nhiễm XN lần 2-3 tốn kém lắm. Nếu nhanh mua đc Vacsin thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Lúc đó Covid sẽ ko đáng sợ như bây giờ.
Trả lời • 4 • 1
Chauthieuson 06:54 31/05/2021
Làm gì 800k/người/lần, bạn lấy con số đó ở đâu vậy?
Trả lời • 0 • 3
Lê thanh Tuyến 07:22 31/05/2021
Tiến sĩ nói quá đúng : .Trọng tâm rõ ràng phải là vaccine, tiêm chủng để tạo miễn dịch cộng đồng, không thể cứ truy vết, khoanh vùng mãi được.
Trả lời • 1 • 1
Hiếu Rum 00:28 31/05/2021
Trọng tâm rõ ràng phải là vaccine, tiêm chủng để tạo miễn dịch cộng đồng, không thể cứ truy vết, khoanh vùng mãi được.
Trả lời • 10 • 1
Osaka Windows 02:25 31/05/2021
Bác đã dạy; khó vạn lần dân liệu cũng xong. Hãy ra lời hiệu triệu chúng tôi đồng lòng cùng nhà nước để sớm chiến thắng dịch.
Trả lời • 2 • 0
Chuong Hoàng Nguyễn Vũ 14:22 15/06/2021
Tại sao chúng ta không tạo ra vacxin? Việt Nam ta sáng tạo...chúng ta mua nhiều loại vacxin của những nước có uy tín về rồi nghiên cứu ra.
Trả lời • 0 • 1
Iq Zero 07:20 31/05/2021
Việt Nam đang chống dịch tốt, tại sao phải thay đổi? Từ khi thay đổi đến nay số ca tằng vọt vậy thay đổi như thế có phù hợp không?
Trả lời • 0 • 7
Xuân Thơ 14:57 01/06/2021
Tôi ủng hộ cá nhân, chủ doanh nghiệp góp tiền để mua vacxin, chứ ko thể phong tỏa hết chỗ này tới chỗ kia đc !
Trả lời • 0 • 0
0377862xxx 02:51 31/05/2021
Chúng ta nên nghĩ đến kịch bản xấu nhất là lỡ lây nhiễm trong toàn dân trong khi vacxin chưa có kịp thì làm sao.
Trả lời • 1 • 0
tiger 02:56 31/05/2021
Phãi tiếp cận vaccine càng nhanh càng tốt chứ không chống dịch như kiểu này được nữa rồi.
Trả lời • 12 • 0
Hoa Ngủ Sắc 00:38 31/05/2021
Chẳng có gì gọi là khó !!! Khởi động chiến dịch bắt buộc đóng góp cho công cuộc tiêm vaccin !!!!
Trả lời • 5 • 16
Ms Dung 09:29 31/05/2021
Là tự nguyện thôi bạn à, người giàu không ít, nhưng người khó khăn cũng còn nhiều nha bạn, bắt buộc là điều ko hợp lí.
Trả lời • 5 • 1
Nguyễn Đăng Hiệp 23:28 30/05/2021
Chiến lược chống dịch bây giờ phải bằng vaccine, huy động mọi nguồn lực và tiêm diện rộng.
Trả lời • 1 • 1
Ti 00:27 31/05/2021
Hãy cách ly toàn xã hội, người tỉnh nào ở yên tỉnh đó mới mong ngăn chặng được dịch bệnh.
Trả lời • 2 • 6
N A C A 04:40 31/05/2021
Vacxin có ngăn ngừa dc 100% hay ko? Nếu ko sẽ tạo ra tâm lý tiêm xong rồi tự do đi lại.
Trả lời • 2 • 4
nhat 02:40 31/05/2021
Thực ra bây giờ phải triển khai quyết liệt việc tiêm chủng rộng rãi trong xã hội.
Trả lời • 1 • 1