“Xin chào xin chào, chúng ta đang cùng nhau đến với chương trình XONE with Stars...”. Câu chào chắc không còn xa lạ với các khán thính giả thường xuyên nghe chương trình “XONE with Stars” của XONE radio. Và người biên tập đứng sau chương trình là Thủy Tiên - biệt danh Tinnie.
Không quên 3 yếu tố giữ chân thính giả
Kể về một ngày làm việc tại XONE radio, Tiên cho biết cô bắt đầu buổi sáng tại phòng thu với chương trình “Drive XONE”. Sau khi rời phòng thu cô biên tập bắt đầu xây dựng những con chữ trên chủ đề được kiểm duyệt trước đó. Vào buổi chiều, cô dành thời gian tìm ý tưởng với các đồng nghiệp thông qua việc trao đổi, tìm kiếm thông tin.
|
Là một radio host, người trẻ cần có bí quyết giữ chân thính giả nghe radio. |
Không giống truyền hình, radio là chương trình kết nối với khán giả thông qua giọng nói. Vì vậy, giữ chân thính giả nghe xuyên suốt chương trình 60 phút không phải là chuyện dễ. Điều này đặt câu hỏi: “Cần làm gì để giữ chân thính giả nghe radio?” cho mỗi radio host và biên tập viên. Với Thủy Tiên, câu trả lời là kết hợp 3 yếu tố: Nội dung - giọng nói - âm nhạc và âm thanh.
Thủy Tiên phân tích, có nhiều yếu tố giúp một chương trình thành công và giữ chân được khán thính giả. Đầu tiên luôn là nội dung. Nội dung mới mẻ, có giá trị với người nghe là yếu tố sống còn của một chương trình. Tiếp theo là tông giọng MC. Nội dung hay mà MC không truyền tải, dẫn dắt thu hút được người nghe thì coi như vô nghĩa. Cuối cùng, một phần nhất định phải có của radio là âm thanh và âm nhạc. Âm nhạc hay, hiện đại cũng như nguồn âm thanh sinh động sẽ giúp chương trình thêm đặc sắc, thu hút.
![]() |
Thủy Tiên - biên tập viên XONE radio. |
Chịu nhiều áp lực, nhưng ở môi trường năng động như XONE radio, Tiên và các đồng nghiệp học được nhiều điều bổ ích. Cơ hội làm việc trực tiếp với những người nổi tiếng mỗi ngày giúp Tiên học được phong thái làm việc chuyên nghiệp của họ. “Tôi được tham gia phỏng vấn những người nổi tiếng như rapper Wowy, ca sĩ Amee, Min... Mỗi cuộc phỏng vấn là một lần tôi được mở mang tầm hiểu biết”, Tiên cho biết.
Trong mắt Thủy Tiên, XONE radio luôn tạo cơ hội để các bạn trẻ không ngừng khai thác thế mạnh của bản thân. “Môi trường này gói gọn trong 3 chữ ‘năng’, đó là: Năng động, năng lượng và năng suất”, Thủy Tiên nói thêm.
Đọc nhiều hơn, tập suy nghĩ theo một hướng khác
Với người trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường, vừa học vừa có cơ hội cọ xát với môi trường làm việc thực tế đúng chuyên môn là cơ hội lớn để phát triển sự nghiệp sau này. Điều này đúng với nghề radio host bởi nếu bạn trẻ không tìm được môi trường đúng chuyên môn, đào tạo chuyên nghiệp từ những bước đi đầu thì rất dễ đi “trật đường ray” nghề nghiệp.
Thảo Nhi - nữ sinh năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, hiện thực tập radio host tại XONE radio - khẳng định: “Hành trình vào nghề radio host của tôi muộn hơn dự tính, nhưng tôi chưa bao giờ hối hận với quyết định chọn XONE radio để bắt đầu”.
![]() |
Thảo Nhi hiện là thực tập sinh radio host tại XONE radio. |
Với Nhi, công việc radio host ở XONE radio chưa bao giờ xuất hiện 2 từ “trùng lặp”. Công việc chính xoay quanh sản xuất một chương trình radio như chọn chủ đề, thu âm, lên danh sách nhạc, review show… nhưng mỗi ngày cô gái luôn có trải nghiệm mới và được gặp những nhân vật nổi tiếng khác nhau.
“Ở XONE radio, tôi được học nhiều hơn những gì mình mong đợi. Tôi được trải nghiệm từ việc dẫn dắt chương trình sao cho tự nhiên đến lựa chọn danh sách nhạc sao cho hay, mới và mượt mà. Bên cạnh đó, tôi được trau dồi kỹ năng mềm mà không trường lớp nào đào tạo”, Nhi nói tiếp.
|
Các bạn sinh viên trong một chuyến khám phá môi trường XONE radio. |
Khi mới gia nhập XONE radio, Thảo Nhi rất tự ti về bản thân, bởi cô thấy mình còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Nhiều tuần liên tục, Thảo Nhi bí đề tài, không tìm ra ý tưởng mới dù vẫn chăm chỉ đọc báo và quan sát mạng xã hội.
Trong những lúc như vậy, Nhi được các thành viên tại XONE radio hỗ trợ nhiệt tình. Kinh nghiệm cô học được từ các anh chị đi trước là cần đọc nhiều hơn, tập suy nghĩ theo một hướng khác với nội dung bài viết đã đọc... Những thời điểm bí bách nhất cũng dần được tháo gỡ và khi nhìn lại, cô sinh viên thấy bản thân mình hoàn thiện hơn nhiều.
Trong mắt Thảo Nhi, áp lực của radio host có rất nhiều, đặc biệt với cô - sinh viên chưa nhiều kinh nghiệm, áp lực nghề còn nhiều hơn nữa. Thế nhưng Nhi cho biết: “Ở XONE, dù luôn có áp lực, nhưng tôi được trải qua trong niềm vui vì biết bản thân không cô độc, mà có các anh chị tận tâm giúp đỡ”.
Cơ hội trở thành XONE Radio Star đang rộng mở vì chương trình gia hạn thêm thời gian ứng tuyển đến ngày 15/5.
Để trải nghiệm làm radio host tại XONE, độc giả tham gia chương trình XONE radio star 2022 bằng cách ứng tuyển qua careers.xone.fm.
Để được giải đáp các thắc mắc, độc giả liên hệ fanpage XONE radio hoặc email careers@xone.fm.
Check-in văn phòng Zalo không cần tháo khẩu trang nhờ AI tự phát triển
Mỗi sáng, khi đến văn phòng, nhân viên Zalo sẽ chào hỏi và được mở cửa bởi hệ thống nhận diện gương mặt Face ID tự phát triển.
Trải nghiệm đi làm tại Zalo trong mắt đội ngũ quản lý
Là một trong những tổ chức công nghệ hàng đầu Việt Nam, Zalo và chuyện “hậu trường” nơi làm việc luôn tạo được sự tò mò với các bạn trẻ đam mê và theo đuổi ngành công nghệ.
Trải nghiệm làm host tại XONE radio
Các bạn trẻ đam mê ngành audio có thể thử sức trong vai trò radio host khi tham gia chương trình "XONE radio star".
Ý kiến bạn đọc
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.