Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyên gia cảnh báo tình trạng lừa đảo giữa dịch Covid-19

Chuyên gia an toàn thông tin cho biết kẻ gian lập website mạo danh Bộ Y tế, lừa nạn nhân truy cập và kê khai thông tin bảo mật ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Ngày 29/7, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin phát cảnh báo về thủ đoạn giả mạo website của Bộ Y tế để lừa đảo trong mùa dịch.

Chia sẻ với Zing, Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cho biết lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân và thông tin trợ cấp, tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, một số cá nhân, tổ chức đã tạo các website để thu hút người truy cập.

Hiện, trung tâm ghi nhận khá nhiều người phản ánh về việc họ đã truy cập vào 2 website có tên miền honapply.vnminiboon.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Gia mao website Bo Y te anh 1

NCSC cảnh báo 2 tên miền có dấu hiệu lợi dụng dịch Covid-19 để lừa đảo.

Phân tích thủ đoạn của kẻ lừa đảo, ông Hưng cho biết họ lợi dụng thông tin về việc người dân nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn dụ nạn nhân truy cập các tên miền trên.

Khi truy cập, website sẽ chuyển đến giao diện giả mạo cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Tại đây, người dùng được yêu cầu nhập các thông tin cá nhân, tài khoản và mật khẩu dịch vụ Internet Banking và hứa sau khi kê khai, họ sẽ nhận được tiền cứu trợ.

"Thực tế, nạn nhân có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng sau khi tiết lộ thông tin", ông Trần Quang Hưng cảnh báo.

Theo Giám đốc NCSC, sau khi phát hiện các website lừa đảo, trung tâm đã ngăn chặn và vô hiệu hóa 2 tên miền nêu trên. Đồng thời, NCSC sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng và thiệt hại để phối hợp các cơ quan liên quan giải quyết.

Chuyên gia của NCSC khuyến cáo người dùng không truy cập các website có nguồn gốc không rõ ràng. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay OTP trên điện thoại cho người lạ.

Còn theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an Hà Nội, đây là một hình thức lừa đảo thường xuất hiện trên không gian mạng. Thủ đoạn của kẻ lừa đảo là gửi tin nhắn hoặc thư điện tử của nạn nhân, nội dung tin nhắn chứa liên kết giả mạo trang web hay giao diện của các cơ quan, tổ chức.

Sau khi nạn nhân truy cập đường dẫn và điền các thông tin liên quan để đăng nhập như đăng nhập trên trang web chính thống, kẻ gian sẽ kiểm soát được tài khoản của khách hàng và dễ dàng rút tiền, chuyển tiền trong tài khoản.

Cơ quan công an khuyến nghị người dân cần tăng cường cập nhật, tìm đọc các thông báo phòng ngừa của cơ quan chức năng về các thủ đoạn lừa đảo đang diễn ra. Khi người dân phát hiện website nghi vấn cần thông báo cho cơ quan chức năng hoặc ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời.

Bộ Công an: Website đăng ký luồng xanh có dấu hiệu bị đánh cắp dữ liệu

Bộ Công an nhận định website đăng ký giấy nhận diện luồng xanh quốc gia nghi bị kẻ tấn công xâm nhập mạng trái phép nhằm đánh cắp thông tin, dữ liệu vận tải.

Công an chỉ ra nhiều thủ đoạn lừa đảo trong dịch Covid-19

Kẻ gian mạo danh bác sĩ hay nhân viên bệnh viện, nói là đã điều trị cho bạn bè, người thân của nạn nhân rồi yêu cầu bị hại thanh toán chi phí điều trị.

Lừa đảo qua mạng, thủ đoạn cũ nạn nhân mới

Vẫn cách thức, thủ đoạn cũ nhưng nhiều người dân ở Gia Lai, Đắk Nông... đã sập bẫy của những nhóm lừa đảo qua mạng.

Đánh sập sàn ngoại hối lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay

Nguyễn Thế Dương thiết lập sàn giao dịch ngoại hối mang tên Hitoption.net để lừa đảo nhiều người tham gia. Đây là vụ án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm