Hôm 20/1, chuyến bay viện trợ của Australia xuất phát từ Brisbane đến Tonga phải chuyển hướng giữa đường để quay trở lại căn cứ, sau khi được thông báo về một ca mắc Covid-19 trên máy bay.
Trước đó, tất cả thành viên trong phi hành đoàn đã được xét nghiệm nhanh và cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên, xét nghiệm PCR của một thành viên sau đó ghi nhận kết quả dương tính, theo Reuters.
Số hàng viện trợ nhanh chóng được chuyển sang một máy bay khác để đưa đến Tonga trong ngày 20/1.
![]() |
Các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Australia tháo dỡ thiết bị hỗ trợ nhân đạo từ một máy bay tại sân bay quốc tế Fua'amotu, Tonga, ngày 20/1. Ảnh: Reuters. |
Đến nay, Tonga mới chỉ ghi nhận một ca nhiễm virus corona và trường hợp này đã khỏi bệnh. Đây là một trong số ít quốc gia tránh được sự lây lan của loại virus này.
Tonga vẫn duy trì chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, đồng thời đề nghị tiếp nhận viện trợ không tiếp xúc do lo ngại virus corona có thể lây lan tại quốc đảo.
Vụ phun trào núi lửa ở Tonga vào ngày 15/1 gây ra thảm họa sóng thần, phá hủy các ngôi làng, khu nghỉ dưỡng và nhiều tòa nhà, đồng thời cắt đứt liên lạc của khoảng 105.000 dân.
Gần một tuần sau đó, người dân Tonga vẫn đang vật lộn để tìm nước uống và dọn sạch tro bụi.
Hôm 20/1, những chuyến bay cứu trợ đầu tiên của New Zealand và Australia đã hạ cánh xuống Tonga, chở theo nhiều thiết bị để hỗ trợ người dân ứng phó với “thảm họa kép”.
Lô hàng cứu trợ đầu tiên hạ cánh Tonga
New Zealand và Australia là những nước đầu tiên có máy bay chở hàng cứu trợ hạ cánh xuống Tonga, năm ngày sau thảm họa kép núi lửa phun trào và sóng thần.
Các chuyến bay cứu trợ đầu tiên khởi hành đến Tonga
Chuyến bay đầu tiên chở nước ngọt và các viện trợ khác đến Tonga cuối cùng đã có thể cất cánh hôm 20/1, sau khi đảo quốc này dọn sạch lớp tro bụi ở đường băng của sân bay quốc tế.
Những bức ảnh mới nhất ở Tonga cho thấy các tòa nhà bị san phẳng và phủ đầy tro bụi. Trong khi đó, người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.