Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Cần làm gì khi người thân bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim?

Người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim cần được sơ cứu tức thì và chính xác trong quá trình liên hệ xe cứu thương đến cấp cứu.

*9999 anh 1

Dấu hiệu nhận biết người có thể bị đột quỵ?

  • Méo miệng
  • Yếu liệt một bên tay
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Tất cả phương án trên

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) được chia làm 2 loại là xuất huyết não (vỡ mạch máu) và nhồi máu não (một nhánh mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu và hoại tử não). Người bị đột quỵ có thể được nhận biết sớm bằng các dấu hiệu: Méo miệng (dấu hiệu rõ hơn khi yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nhe răng), đột ngột yếu liệt một bên tay (yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên) và rối loạn ngôn ngữ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ có thể gặp các dấu hiệu khác như nhìn mờ, mất thị lực đột ngột, đau đầu dữ dội hay mất trí nhớ, chóng mặt, ngã không rõ lý do.

*9999 anh 2

Nên làm gì khi phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ?

  • Gọi taxi đưa bệnh nhân đến bệnh viện
  • Đưa bệnh nhân tới bệnh viện bằng xe máy
  • Gọi tổng đài cấp cứu
  • Chờ đợi các triệu chứng phục hồi vì có thể chỉ là đột quỵ thoáng qua (tai biến mạch não).

Khi được liên hệ, đội cấp cứu sẽ tới đánh giá và đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có khả năng can thiệp phù hợp. Trong một số trường hợp cụ thể, tổng đài viên có thể hướng dẫn một số biện pháp sơ cứu ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng bệnh nhân xấu đi. Việc chủ động di chuyển bệnh nhân bằng xe máy có vẻ làm giảm thời gian chờ đợi, nhưng ẩn chứa nguy hiểm khi hầu hết bệnh nhân bị đột quỵ không thể ngồi vững dù được người khác giữ. Bên cạnh đó, việc đợi triệu chứng tự phục hồi làm trì hoãn các can thiệp điều trị cần thiết, đặc biệt là đột quỵ do nhồi máu não, làm giảm cơ hội bình phục hoàn toàn của bệnh nhân.

*9999 anh 3

Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim?

  • Béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, hay gặp căng thẳng, có bệnh lý nền
  • Suy dinh dưỡng, hay nhịn ăn, có bệnh lý nền
  • Béo phì, tiền sử đau dạ dày, hút thuốc lá
  • Suy dinh dưỡng, tiền sử trầm cảm, có bệnh lý nền

Nhóm có nguy cơ cao xảy ra nhồi máu cơ tim thường ở độ tuổi trên 45 với nam giới và trên 55 tuổi với nữ giới, bị thừa cân, béo phì, ít vận động, thường xuyên hút thuốc lá, gặp căng thẳng trong cuộc sống và có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu...

*9999 anh 4

Đâu là dấu hiệu của cơn đau tim?

  • Nặng ngực, tức ngực, cơn đau lan lên cổ, cằm, lan ra sau lưng và tay
  • Buồn nôn, cảm giác khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị
  • Khó thở, vã mồ hôi lạnh, chóng mặt, thậm chí mất ý thức
  • Cả 3 phương án trên

Cơn đau tim hay nhồi máu cơ tim thường có biểu hiện đau ở ngực lan lên cổ, cằm, tay hoặc xuyên ra sau lưng. Các dấu hiệu này thường đi kèm tình trạng khó thở, vã mồ hôi. Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác khó tiêu, buồn nôn, đau bụng vùng thượng vị. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân bị chóng mặt, thậm chí mất ý thức hoặc ngừng tuần hoàn.

*9999 anh 5

Cần xử trí như thế nào khi gặp người bị nhồi máu cơ tim?

  • Đặt bệnh nhân ngồi ghế, cho nạn nhân đổ gục, nhấn vào bụng để khai thông đường thở.
  • Cho bệnh nhân nằm thẳng, quỳ gối ngang ngực bệnh nhân, một tay đặt lên trán, một tay nâng cằm để khai thông đường thở
  • Cho bệnh nhân nằm sấp, đặt đầu quay nghiêng, vỗ vào lưng để khai thông đường thở
  • Cho bệnh nhân nằm thẳng, quỳ gối ngang bụng bệnh nhân, nhấn vào bụng để khai thông đường thở

Khi gặp người bị nhồi máu cơ tim bất tỉnh, bạn cần lần lượt thực hiện các bước: Quỳ gối ngang ngực bệnh nhân, nới khuy áo để bệnh nhân dễ thở. Một tay đặt lên trán, một tay nâng cằm để khai thông đường thở. Sau đó, bạn bắt động mạch cảnh trong, tai áp vào miệng bệnh nhân để nghe hơi thở, mắt nhìn ngực kiểm tra bệnh nhân có thở được không.

*9999 anh 6

Những phương tiện nào sau đây phù hợp để tiến hành vận chuyển cấp cứu, đặc biệt với bệnh nhân có cơn đau tim?

  • Xe cấp cứu được trang bị bộ nẹp cố định, túi thuốc cấp cứu
  • Xe cấp cứu được trang bị bình ôxy và túi thuốc cấp cứu
  • Xe cấp cứu được trang bị máy sốc tim, thiết bị ICU di động
  • Chỉ cần ôtô là đủ

Các bệnh nhân có cơn đau tim cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện và hỗ trợ thở oxy. Một số thiết bị ICU di động (Mobile Intensive Care Units) giúp cấp cứu cho bệnh nhân đau tim gồm: Máy thở, bơm tiêm truyền, máy khử rung tim, điện tâm đồ...

*9999 anh 7

Tại Việt Nam, tổng đài cấp cứu tư nhân 24/7 tiêu chuẩn quốc tế có dịch vụ hỗ trợ sơ cứu qua điện thoại và cấp cứu ngay trên xe cứu thương có số điện thoại là gì?

  • *1155
  • *9876
  • *8888
  • *9999

Luôn túc trực hỗ trợ 24/7, dịch vụ cấp cứu *9999 sử dụng hai ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Anh và tiếng Việt để hỗ trợ gia đình, tổ chức, cá nhân trong các tình huống cấp cứu cần can thiệp y tế. Khi cuộc gọi được kết nối, tổng đài viên sẽ hỗ trợ người gọi, đưa ra hướng dẫn y khoa thích hợp bằng những câu hỏi để xác định dấu hiệu, triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Dựa trên thông tin được cung cấp, điều phối viên xác định mức độ cấp cứu, trấn an và hỗ trợ người ở hiện trường tiến hành can thiệp cần thiết trên bệnh nhân. Song song đó, xe cứu thương được tự động kích hoạt đến nơi bệnh nhân gặp nạn, tận dụng tối đa thời gian vàng để tăng tỷ lệ sống sót cho nạn nhân.

*9999 anh 8

9999 là dịch vụ xe cứu thương hoạt động 24/7 được công nhận quốc tế tại Việt Nam, có chứng nhận của IAED. *9999 hoạt động 24 giờ mỗi ngày để hỗ trợ những vấn đề cấp cứu y tế từ khắp nơi tại Việt Nam. Khi trở thành thành viên *9999, khách hàng được hỗ trợ y tế 24/7, không giới hạn số lần điều xe cứu thương trong và xung quanh khu vực TP.HCM với mức phí thường niên 575.000 đồng/năm.

Trong nội thành TP.HCM và khu vực xung quanh, chi phí xe cứu thương cho một ca cấp cứu ban ngày (8h-19h) là 1,88 triệu đồng đồng và một ca cấp cứu ban đêm (19h-8h) là 5,28 triệu đồng.

Giang Nhật Minh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm